Dự báo này được chuyên gia của Viện Thị trường chứng khoán và quản lý Mikhail Belyaev đưa ra trong cuộc phỏng vấn với Sputnik. Ông cho rằng, trong tương lai gần sẽ khó có thể thấy được kết quả của "cuộc chiến thuế quan", bởi chiến lược mà Hoa Kỳ đang áp dụng là chính sách bảo hộ mậu dịch và kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc.
Trong khi đó, các nhà quan sát ngờ vực khả năng thành công của kịch bản này. Có luận điểm cho rằng việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu lên nhôm và thép có chủ đích đầu tiên là chống lại Trung Quốc.
Việc Mỹ hạn chế nhập nhôm và thép — vốn chỉ là cái cớ để kiềm chế Trung Quốc, — ông Mikhail Belyaev nhận định.
"Về phía Hoa Kỳ, đây là nỗ lực hạn chế các điều kiện tương đối thuận lợi cho sự phát triển của Trung Quốc cũng như cho đối thủ tiềm năng trong tương lai trên thị trường quốc tế. Trung Quốc không hề theo đuôi Mỹ, mà đã thật sự ngang hàng với Mỹ. Các bên đã tiến khá xa trong cuộc chiến thương mai, nhưng dù sao đi nữa, đây mới chỉ là những bước đi đầu tiên. Kết cuộc vẫn còn rất xa".
Thứ 6 ngày 6 tháng Tư, chính quyền Trump dự kiến sẽ đưa ra danh sách các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc bị áp thuế phạt do cạnh tranh không lành mạnh trong môi trường kinh doanh hàng điện tử và sở hữu trí tuệ. Điều này trước hết sẽ đề cập đến các sản phẩm công nghệ cao.
Về phần mình, Trung Quốc đe dọa trừng phạt Mỹ vì việc nâng thuế nhập khẩu và hứa sẽ áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại tư nhân. Các mặt hàng có khả năng chịu thuế gồm có đậu nành, máy bay và thiết bị công nghiệp.
Những điều kiện nào sẽ giúp Mỹ và Trung Quốc đi đến sự nhượng bộ?
Sau đây là ý kiến của giáo sư Lee Wang Hwi, khoa chính trị và ngoại giao Đại học Ajou, Hàn Quốc thể hiện trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.
"Có rất nhiều khả năng cả hai bên sẽ phải chịu những tổn thất kinh tế nhất định. Vì lý do chính trị trong mỗi nước, hiện sẽ rất khó để mở rộng cuộc chiến thương mại, vì vậy họ có thể thỏa hiệp ở một mức độ nào đó".
Theo ý kiến của chuyên gia, việc Trung Quốc cho đến nay vẫn chưa bắt đầu tăng thuế nhập khẩu lên đậu tương, hạt cao lương và máy bay Boeing, điều lẽ ra đã có thể mang đến sự tổn thất chính trị lớn cho Tổng thống Trump, có thể gián tiếp khẳng định tinh thần sẵn sàng cho đàm phán của Trung Quốc.
"Giả sử rằng đàm phán và thỏa hiệp sẽ tạo điều kiện chấm dứt cuộc chiến thương mại hay thuế quan. Nhưng để đạt được thỏa hiệp cũng cần đến sự nhượng bộ. Và về việc cân nhắc "bước lùi các bên cùng có lợi" cần nhớ một triết lý nổi tiếng của Mao Trạch Đông về sự thống nhất phải vượt qua các thách thức trong quá trình giải quyết mâu thuẫn. Đại ý của nó nằm ở chỗ nếu một bên nhượng bộ, điều đó sẽ khiến bên kia đưa ra những đòi hỏi cao hơn (càng nhượng bộ sẽ càng lấn tới). Mặc dù Trung Quốc ủng hộ giải quyết mâu thuẫn bằng biện pháp hòa bình,tuy nhiên nếu không biểu dương sức mạnh, thì đối thủ sẽ không ngừng đánh vào Trung Quốc".
Dù sao đi nữa, các bên đã tiến đến chế độ hạn ngạch nhập khẩu sản phẩm, cũng như việc áp dụng "những hạn chế khôn ngoan và kín kẽ hơn", — theo ông Mikhail Belyaev:
"Hạn ngạch, từ phía Mỹ, trước tiên sẽ nhằm vào thị phần hàng công nghệ cao, bởi vì Trung Quốc đã đạt được những thành công lớn trong lĩnh vực này,- chuyên gia đánh giá. Mỹ sẽ tạo ra các rào cản trong môi trường này theo hai lý do. Một là cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc. Hai là không để Trung Quốc củng cố vị trí của mình trong nền kinh tế điện tử số hóa. Chúng ta sẽ trở thành giới quan sát chính sách rõ ràng kiểm chế Trung Quốc từ phía Mỹ, — Mikhail Belyaev kết luận.