Tàu sân bay Mỹ không thể phá vỡ mối quan hệ mật thiết giữa Nga và Việt Nam

© Sputnik / Sergey Guneev / Chuyển đến kho ảnhCuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo Vladimir Putin và Trần Đại Quang trong điện Kremlin
Cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo Vladimir Putin và Trần Đại Quang trong điện Kremlin - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sự hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Nga và việc Mỹ áp mức thuế mới lên hàng hóa nhập từ Việt Nam, sự thành công của cuộc đấu tranh chống tham nhũng và giảm tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam, mại dâm tại Việt Nam và những ưu thế của ẩm thực Việt Nam so với thức ăn nhanh...

Đây chỉ là một số trong những chủ đề báo chí và thông tin về Việt Nam trên những phương tiện truyền thông nước ngoài trong tuần qua. 

Chúng tôi gửi tới bạn đọc chuyên mục "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch phát biểu tại hội nghị MCIS-2018 - Sputnik Việt Nam
“Hy vọng rằng Nga sẽ tiếp tục đảm đương vai trò quan trọng trong khu vực châu Á-TBD”
Các phương tiện truyền thông nước ngoài đều chú ý đến việc Nga và Việt Nam tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng. Một bài dài về chủ đề này được đăng tải trên tờ Asia Times. Nhiều nhà quan sát đã gọi chuyến thăm Đà Nẵng của hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ vào tháng trước là một bước đột phá, nhưng, cần phải thừa nhận rằng, Nga vẫn là đối tác chính của Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng, và nước này đã, đang và trong tương lai gần sẽ vẫn là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu, bài báo viết. Kể từ năm 2011, Việt Nam đã mua tổng cộng 129 tổ hợp tên lửa, 36 chiếc máy bay và 8 tàu ​​chiến của Nga. Trong cuộc đàm phán gần đây giữa các bộ trưởng quốc phòng của Nga và Việt Nam, hai bên đã ký kết các văn kiện làm cho sự hợp tác quốc phòng giữa hai nước vươn lên tầm cao mới. Nhờ Nga, Việt Nam đã hoàn toàn làm chủ công nghệ, làm chủ khoa học kỹ thuật tiến tiến, hiện đại trong lĩnh vực đóng tàu quân sự, làm tăng đáng kể khả năng chiến đấu ở Biển Đông. Tác giả nhấn mạnh rằng, vũ khí của Mỹ không chỉ có giá cao hơn so với Nga. Ngoài ra, khác với Hoa Kỳ, Nga không đưa ra bất kỳ yêu cầu về mặt tư tưởng. Trong khi sự căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam đã kiến Hà Nội nghiêng về Mỹ, Nga cố gắng tìm cách tránh bất ổn trong khu vực và đề nghị cung cấp cho Việt Nam những vũ khí có thể thay đổi đáng kể cán cân quyền lực trong khu vực, dù Bắc Kinh không hài lòng với điều đó. Trong tương lai gần Mỹ không thể thay thế mối quan hệ chiến lược chặt chẽ giữa Nga và Việt Nam, bài báo kết luận.

VnExpress International viết về việc Mỹ tăng mạnh thuế nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam, quyết định đó khiến các nhà chức trách Việt Nam phản đối. Hoa Kỳ đã áp thuế lên mặt hàng cá tra, cá basa và tôm, cũng như các sản phẩm thép và nhôm. Mức thuế lên hàng chục phần trăm. Bộ Thương mại Mỹ thông báo có thể áp mức thuế nhập khẩu đối với tủ dụng cụ từ Việt Nam lên đến 327%.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và Chủ tịch nước Trần Đại Quang - Sputnik Việt Nam
Hàn Quốc- Việt Nam: 'Bên nhau, chúng ta sẽ có trái ngọt'
Việt Nam ngày càng hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. The Straits Times viết rằng, trong khi Trung Quốc và Hoa Kỳ có những tranh chấp thương mại, Hàn Quốc đang mở rộng mối liên hệ với Việt Nam. Đến năm 2020, Việt Nam sẽ trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Hàn Quốc. Theo số liệu thống kê của Cơ quan Xúc tiến thương mại — đầu tư Hàn Quốc, nước này là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam. Nikkei Asian Review  cho biết rằng, tập đoàn Itochu của Nhật Bản tăng đầu tư vào ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam, và dự định biến Việt Nam thành trung tâm xuất khẩu dệt may cho châu Âu trong bối cảnh chi phí nhân công ở Trung Quốc đang tăng lên.

VnExpress International có những bài viết về quá trình phát triển tình hình chính trị-xã hội trong nước. Theo báo cáo của tổ chức quốc tế PAPI,  ở Việt Nam ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, cho thấy sự thay đổi đáng kể theo cảm nhận và trải nghiệm của người dân về tham nhũng trong khu vực công. Trang mạng này cho biết rằng, Chính phủ sẽ cắt giảm số nhân viên cảnh sát để tăng hiệu quả, có kế hoạch kể từ tháng 7 tăng thuế nhiên liệu để bù nợ và chống ô nhiễm. Và Modern Diplimacy  thông báo rằng, tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam tiếp tục giảm, đặc biệt là trong các dân tộc thiểu số, và cho biết về những biện pháp của Chính phủ nhằm thực hiện mục đích này.

Sex - Sputnik Việt Nam
“Không có nghề mại dâm tại Việt Nam”
Bài viết của nhà báo Khải Đơn đã thu hút sự chú ý của chúng tôi. Đây là bài về chủ đề hợp pháp hoá mại dâm. Tác giả bài báo so sánh tình hình của120.000 công nhân tình dục tại Thái Lan, nơi họ được hưởng sự bảo vệ không chính thức của chính quyền, và tình hình của gần 101.300 người lao động tình dục ở Việt Nam, nơi họ đang phải vật lộn với nguy cơ bị lạm dụng, mắc các bệnh truyền nhiễm, bị cướp bóc và mua bán.

Bây giờ chúng tôi khép lại mục điểm báo bằng bài viết rất hay của ông Martin Rama, một chuyên gia kinh tế từng làm việc cho World Bank ở Việt Nam, đăng tải trên VnExpress International. Bài viết này ca ngợi ẩm thực Việt Nam, mà ông gọi là một trong những ẩm thực vĩ đại nhất và lành mạnh nhất trên thế giới, bao gồm sự kết hợp tinh tế giữa mùi, vị và màu sắc. Tác giả rất lo lắng về việc Việt Nam là một trong những nước bị thức ăn nhanh kiểu Mỹ thâm nhập nhanh nhất, vì những món ăn như vậy chứa nhiều dầu mỡ và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân. Nhưng, trong nhiều thế kỷ, nền văn hoá Việt đã đủ mạnh để chỉ hấp thụ những thứ tốt nhất từ nền văn minh phương Tây. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh điều này. Hy vọng rằng, thức ăn nhanh kiểu Mỹ không có nhiều tương lai ở Việt Nam, tác giả kết luận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала