Phải chăng khi chủ nghĩa bảo hộ trở lại, Trump rút lui, thế mạnh Việt Nam gặp khó?

© REUTERS / Nguyen Huy KhamCông nghiệp Việt Nam
Công nghiệp Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chủ nghĩa bảo hộ đang xuất hiện trở lại mà sự kiện đáng chú ý là việc Tổng thống Trump quyết định rút lui khỏi TPP.

Xu hướng bảo hộ dường như càng thể hiện rõ ràng hơn trong những tháng đầu năm 2018. Một số nước thậm chí sẵn sàng vi phạm quy định của WTO để bảo hộ sản xuất trong nước. Điều này khiến các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam từ quả vải thiều đến con tôm, con cá tra,… thời gian tới đều có thể bị ảnh hưởng.

Hàng Việt "bầm dập" bởi hàng loạt rào cản

Tổng thống Donald Trump tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam nói thẳng: Muốn gia nhập CPTPP, Mỹ sẽ phải chấp thuận các tiêu chuẩn cao
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính của vải thiều khi mà việc tiếp cận các thị trường mới, nhất là những thị trường khó tính như Mỹ, Úc, EU, Nhật Bản, Dubai rất khó khăn. Thế nhưng ngay cả thị trường Trung Quốc, vải thiều vụ này cũng sẽ gặp không ít thách thức. Đặc biệt, từ 1/4/2018, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) yêu cầu về chất lượng, tem nhãn và truy xuất nguồn gốc đối với các mặt hàng nông sản nhập khẩu.

UBND tỉnh Bắc Giang cho rằng đây là chính sách mới, các cơ quan, doanh nghiệp và người sản xuất vải thiều của tỉnh Bắc Giang đang rất cần những chỉ đạo hướng dẫn cụ thể. "Nếu không giải quyết được sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác tiêu thụ vải thiều năm 2018", tỉnh này lo ngại.

Vì thế, UBND tỉnh Bắc Giang kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ NN-PTNT sớm đàm phán với cơ quan chức năng của Trung Quốc để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về chất lượng sản phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm vải thiều để xuất khẩu sang Trung Quốc.

Các em nhỏ Việt Nam trước lễ đón Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Kinh tế Việt Nam sẽ thăng hoa nếu không có cú sốc thương mại
Bắc Giang cũng muốn sớm hướng dẫn cụ thể để địa phương tổ chức thực hiện, đảm bảo về điều kiện xuất khẩu vải thiều chính ngạch sang Trung Quốc,…

Bộ NN-PTNT, trong bài tham luận tại Hội nghị thúc đẩy xuất khẩu ngày 23/4, cũng liệt kê hàng loạt khó khăn, thách thức cho nông sản Việt khi ra thế giới.

Theo Bộ này, sự gia tăng bảo hộ của các nước đối với sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp trong nước, kể cả các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc,… bằng việc đưa ra các rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại và ngày càng có xu hướng giá tăng cũng gây khó khăn cho việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

Bộ NN-PTNT cũng liệt kê hàng loạt rào cản thương mại với nông sản Việt thời gian qua. Đó là Chương trình thanh tra và áp thuế chống bán phá giá đối với cá da trơn, tôm vào Hoa Kỳ; lệnh tạm dừng nhập khẩu đối với mặt hàng thủy sản từ Việt Nam vào Ảrập Saudi; Ấn Độ áp dụng biện pháp áp đặt mức giá tổi thiểu đối với hồ tiêu nhập khẩu; quy định mới kiểm dịch 100% các lô hàng thủy sản xuất khẩu vào Hàn Quốc áp dụng từ 1/4/2018.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Washington - Sputnik Việt Nam
Chính sách bảo hộ của Trump và ngành xuất khẩu của Việt Nam
Đối với chính sách truy xuất nguồn gốc quả vải của Trung Quốc, Bộ NN-PTNT thừa nhận sẽ ảnh hưởng rất lớn đến số lượng nông sản Việt Nam xuất sang thị trường này.

Năm 2017, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam bị "đánh" bầm dập. Xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Mỹ sụt giảm vì thuế chống bán phá giá tăng cao. Còn cá tra cũng gặp trở ngại ở cả 2 thị trường chủ lực là EU và Mỹ. Bị ảnh hưởng từ chương trình thanh tra cá da trơn từ 1/8/2017 và thuế chống bán phá giá tôm và cá tra, xuất khẩu cá tra sang Mỹ giảm 10%, xuất khẩu tôm cũng giảm 7,5%.

Theo ông Trương Đình Hòe, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, những rào cản này sẽ tiếp tục khiến thủy sản xuất khẩu gặp khó trong năm 2018.

Chủ động ứng phó

Nhận định tình hình xuất khẩu thời gian tới, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cũng vạch ra không ít khó khăn, nổi lên là sự quay trở lại của "chủ nghĩa bảo hộ".

Theo Bộ Công Thương, thương mại toàn cầu năm 2018 được dự báo sẽ tiếp tục khởi sắc nhưng vẫn tiềm ẩn những biến động khó lường khi quan hệ ngoại giao, kinh tế giữa các nền kinh tế lớn gần đây trở nên căng thẳng. Nguy cơ về một cuộc chiến thương mại giữa các cường quốc tuy không lớn nhưng vẫn âm ỉ, dẫn đến tâm lý không an tâm cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.

"Chủ nghĩa bảo hộ đang xuất hiện trở lại và thể hiện rõ ràng hơn trong những tháng đầu năm 2018", Bộ Công Thương cảnh báo.

Tổng thống Donald Trump tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Bloomberg: Việt Nam là người chiến thắng!
Dấu hiệu là, theo Bộ Công Thương, lần đầu tiên sau rất nhiều năm, Hoa Kỳ mới lại áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu trong thương mại (đối với máy giặt). Mỹ cũng sẵn sàng thay đổi quy tắc xuất xứ được chính họ công nhận và duy trì nhiều năm để có thể đánh thuế "chống lẩn tránh" vào tôm xuất khẩu của Việt Nam. Mức thuế chống bán phá giá cá tra — basa mới được công bố gần đây cũng cao một cách bất thường, có thể nói là bảo hộ quá mức.

Đáng chú ý, theo  Bộ Công Thương, một số nước khác thậm chí sẵn sàng vi phạm quy định của WTO để bảo hộ sản xuất trong nước, như Indonesia chỉ cho phép nhập khẩu điện thoại thông minh nếu công ty làm ra điện thoại đó cũng có cơ sở sản xuất ở Indonesia, hay Ấn Độ cấm nhập khẩu hạt tiêu nếu giá bán vào Ấn Độ thấp hơn một mức giá tối thiểu do Chính phủ nước này đặt ra.

Trao đổi với PV.VietNamNet, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương), cho rằng: Chúng ta phải luôn theo dõi, nhanh chóng, hàng ngày và chi tiết về động thái của các đối tác có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam.

Tổng thống Donald Trump tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Mỹ có thể mở ra cuộc chiến tranh thương mại chống Việt Nam?

Chẳng hạn, khi họ chuẩn bị ban hành một chính sách mới, qua cơ quan ngoại giao, thương vụ Việt Nam ở nước ngoài chúng ta cần tích cực tham gia vào quá trình tham vấn ở đó.

"Điều này có thể nhìn thấy bài học từ Cộng đồng DN châu Âu tại Việt Nam, cộng đồng DN Mỹ ở Việt Nam. Mỗi khi chúng ta có thay đổi chính sách lớn, họ sẵn sàng tham gia quá trình tham vấn để bảo vệ lợi ích của phía họ. Nay cơ quan ngoại giao, thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài cũng phải làm được điều đó. Giả sử đối tác lo ngại tình hình nhập khẩu từ Việt Nam và họ cân nhắc một số biện pháp để hạn chế thì chúng ta cần đánh giá kịp thời, có cách ứng phó ngay thay vì phải gửi về nước lấy ý kiến nhiều bên, mất nhiều thời gian", ông Nguyễn Anh Dương góp ý.

Nguồn: Vietnamnet

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала