Vụ Đại tá Lê Văn Tam không nhận biệt thự Vũ nhôm: Điều quan trọng nhất là...

© Ảnh : Facebook/Dương Hằng NgaCăn biệt thự được đồn thổi là của Vũ "nhôm" tặng Giám đốc Công an TP.Đà Nẵng
Căn biệt thự được đồn thổi là của Vũ nhôm tặng Giám đốc Công an TP.Đà Nẵng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Những ngày qua, dư luận đang xôn xao trước thông tin lan truyền trên mạng cho rằng Giám đốc Công an TP Đà Nẵng đã nhận căn biệt thự 100 tỷ đồng, hơn 1000m2, trong làng biệt thự châu Âu do Vũ “nhôm” tài trợ. Biệt phủ rộng khoảng chừng 1000m2 trong Làng biệt thự Euro Village. Đây là khu đất đắc địa, đất kim cương trong top nhất của Đà thành hiện nay.

Cơ quan quản lý cần xác minh thông tin

Vị quan chức đã phủ nhận thông tin này. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn khiến nhiều người quan tâm.

Đại tá Lê Văn Tam - Sputnik Việt Nam
Lương cán bộ phải đến 277 năm mới có 100 tỷ, biệt phủ của GĐ Công an Đà Nẵng ở đâu ra?

Thiếu tướng Lê Văn Cương —  nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Công an cho biết:

"Từ trước đến nay, phải luôn xác định minh bạch tài sản của cán bộ, đặc biệt cán bộ lãnh đạo, quan chức rất cần thiết, là một yếu tố cơ bản để quản lý.

Tất nhiên, với quan điểm như vậy, không phải cứ đợi có dư luận thì mới làm. Chỉ có điều, thực tế ở Việt Nam thì hầu hết các vụ việc đều xuất phát từ thông tin của dư luận".

Nhìn ra các nước, vị Thiếu tướng chỉ rõ, nếu như các nước trên thế giới thực hiện việc kê khai tài sản từ lâu thì Việt Nam giờ mới chú tâm đến. Về cách thức, họ làm rất bài bản, cụ thể, minh bạch. Tài sản từng năm được kê khai rõ ràng, tăng hay giảm từng năm đều giải trình lý do, nguồn gốc phát sinh…

"Theo tôi, đây là một biện pháp phòng ngừa rất cần thiết để kiểm soát tài sản các viên chức, quan chức, hạn chế việc lạm dụng chức vụ, quyền hạn để mưu lợi cá nhân" — ông Cương nhấn mạnh.

Biệt phủ Yên Bái - Sputnik Việt Nam
Nếu chỉ ăn lương công chức thì đào đâu ra biệt phủ?
Riêng với trường hợp Giám đốc CA TP Đà Nẵng, theo ông Cương, chỉ cần chứng minh được nguồn gốc biệt thự trên là trong sạch thì mọi việc sẽ được xử lý. Cơ quan quản lý Giám đốc Công an đó là Bộ trưởng Bộ Công an, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, phải giám sát, kiểm tra, đảm bảo việc kê khai thực hiện minh bạch và nghiêm túc.

Yêu cầu chứng minh nguồn gốc tài sản

Bàn rộng hơn, theo nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Công an, có nhiều thông tin về nhiều lãnh đạo khác của Đà Nẵng cũng sở hữu nhiều khối tài sản khủng. Trong bối cảnh đó, việc cần làm là quản lý từ đầu, kiểm chứng thông tin.

"Từ trước đến nay, chỉ tài sản nhỏ cán bộ mới kê khai, những tài sản lớn thường bị "ẩn" đi bằng nhiều hình thức như đứng tên người thân gia đình hay đầu tư làm ăn kinh tế. Trong khi đó, chúng ta chưa có cơ chế kiểm soát tài sản của người thân cán bộ.

Thậm chí, cán bộ kê khai có 10 biệt thự, nhưng việc quan trọng là phải yêu cầu làm rõ nguồn gốc sao lại có, chứ không phải liệt kê. Cho nên, điểm mấu chốt là phải sửa từ Luật, quy định từ chủ tịch xã, huyện, phải kê khai đầy đủ, biệt thự mua tiền ở đâu, tức chứng minh được nguồn gốc tài sản.

Bên cạnh đó, tất cả bản kê khai tài sản cần được công khai, minh bạch cho người dân cùng giám sát, chứ không phải đút ngăn kéo rồi biết với nhau trong cơ quan, tổ chức thì rất khó có thể kiểm chứng được thông tin kê khai", ông Cương khẳng định.

Nguồn: Báo Đất Việt

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала