Tiết lộ hành động “lạ” của ông Phan Văn Vĩnh sau khi về hưu

© Ảnh : CANDTrung tướng Phan Văn Vĩnh, tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an
Trung tướng Phan Văn Vĩnh, tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tờ trình không số mà ông Phan Văn Vĩnh đượcc cho là bút phê sau khi về hưu nhằm hợp thức hóa nội dung C50 chỉ hợp tác nghiệp vụ với CNC, do C50 không có nguồn tài chính nên cũng không góp vốn vào CNC.

Một nguồn tin riêng của Tiền Phong mới đây tiết lộ thông tin gây bất ngờ về ông Phan Văn Vĩnh — nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát — đang bị bắt tạm giam điều tra những liên quan tới vụ án đường dây đánh bạc nghìn tỷ, thời điểm ông Vĩnh về hưu thì có cán bộ tới xin ông này bút phê vào tờ trình không số liên quan tới Cục Phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50) và Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao (CNC).

Nguồn tin cho biết, tờ trình không số mà một cán bộ xin ông Vĩnh bút phê đề ngày 12/10/2014, hợp thức hóa nội dung là C50 chỉ hợp tác nghiệp vụ với CNC, do C50 không có nguồn tài chính nên cũng không góp vốn vào CNC.

Mục đích tờ trình này được cho là để thay thế một văn bản trước đây do người khác ký mà bản thân ông Vĩnh không biết có đề cập hình thức hợp tác ăn chia giữa C50 với CNC.

Điều đáng nói, ông Phan Văn Vĩnh bút phê vào tờ trình này vào tháng 4/2017 — tức sau khi ông này đã về hưu.

Cơ quan An ninh điều tra đã kiểm tra tại văn thư của Tổng cục Cảnh sát nhưng không thấy lưu tờ trình do ông Vĩnh bút phê sau khi đã về hưu. Tờ trình này được cung cấp bởi một cá nhân khác đã nộp cho Cơ quan điều tra, Công an tỉnh Phú Thọ…

Ngoài ra, theo một trong 2 luật sư được chấp nhận bào chữa cho nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, ông Vĩnh nhận sai và đang hợp tác tích cực với cơ quan an ninh điều tra.

Ông Phan Văn Vĩnh bị cáo buộc khi đương chức đã giúp ông Nguyễn Thanh Hóa (cựu thiếu tướng, cựu Cục trưởng Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao — C50) và Nguyễn Văn Dương (chủ tịch HĐQT Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao — CNC) tổ chức đánh bạc trực tuyến trên mạng bằng hình thức game bài RikV*p.

Ông Vĩnh đã ký và trình một số văn bản cho Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao (CNC) do Nguyễn Văn Dương là chủ tịch HĐQT được hoạt động dưới danh nghĩa đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an. Nguyễn Văn Dương được xác định cùng với Phan Sào Nam cầm đầu đường dây đánh bạc nghìn tỉ.

Trước đó, ngày 6/4, sau khi Bộ Công an quyết định tước quân tịch, ông Phan Văn Vĩnh được đưa ra UBND một phường tại tỉnh Phú Thọ. Tại đây, Cơ quan điều tra đọc lệnh khởi tố, lệnh bắt tạm giam bốn tháng. Cùng ngày 6/4, cơ quan điều tra khám xét nhà ông Vĩnh ở Nam Định.

Theo kết quả điều tra ban đầu, đường dây đánh bạc trực tuyến do Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam điều hành, núp dưới vỏ bọc Game bài RikV*p bắt đầu hoạt động từ tháng 4/2015, gồm 42 trò mô phỏng các hình thức đánh bạc, hoạt động trái phép thông qua website rikv*p, rikv*p. Từ tháng 8/2016 đổi tên thành Tip.*lub và dưới dạng các ứng dụng cho điện thoại và máy tính. Bước đầu cơ quan điều tra xác định, tiền tham gia đánh bạc qua 2 đường chính là cổng thanh toán và hệ thống đại lý. Tổng số tiền đánh bạc nạp qua các cổng thanh toán trên 9 ngàn tỷ đồng, trong đó, tiền từ thẻ viễn thông và thẻ game chiếm 97%.

Trong đường dây đánh bạc trên, từ số tiền gần chục nghìn tỉ, nhóm Nguyễn Văn Dương hưởng khoảng 1.600 tỉ đồng; nhóm Phan Sào Nam và Hoàng Thành Trung hưởng khoảng 1.850 tỉ đồng. Đặc biệt, ông Nguyễn Thanh Hóa — nguyên Cục trưởng C50 được chia khoảng 20% lợi nhuận từ số tiền Dương được hưởng. Ngay khi bị bắt, Dương khai nhận đã được hưởng lợi khoảng 800 tỉ đồng. Tuy nhiên bị can Dương cũng khai chưa "chia" lợi nhuận cho ông Hóa. Còn ông Phan Sào Nam thì khai cho ông Hóa vay một số tiền và hiện chưa đòi.

Nguồn: kienthuc

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала