Chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án Trịnh Xuân Thanh

© AP Photo / An Dang/Vietnam News Agency Bị cáo Trịnh Xuân Thanh tại tòa
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh tại tòa - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngày 7/5/2018 sẽ chính thức mở phiên tòa xét xử phúc thẩm với bị cáo Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng và đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí (PVC).

Ngày 27/4, thông tin từ Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội cho biết, ngày 7/5/2018 sẽ chính thức mở phiên tòa phúc thẩm này. 

Ông Trịnh Xuân Thanh chụp hình cùng con trai Trịnh Hùng Cường và gia đình - Sputnik Việt Nam
Con trai Trịnh Xuân Thanh kháng cáo 'đòi' biệt thự, xe hơi

Theo Quyết định số 2343/2018/QĐXXPT-HS ngày 19/4/2018 của Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội, Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm 3 người, do Thẩm phán Nguyễn Văn Sơn làm Chủ tọa phiên tòa; hai Kiểm sát viên được phân công thực hiện quyền công tố tại phiên tòa. Dự kiến, thời gian xét xử sẽ diễn ra trong khoảng từ 6 — 8 ngày. 

Đến thời điểm hiện tại (ngày 27/4/2018), vụ án có 15/22 bị cáo kháng cáo theo trình tự phúc thẩm. Trong đó, 3 bị cáo kêu oan là Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị PVN), Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị của PVC) và Phùng Đình Thực (nguyên Tổng Giám đốc PVN).

Các bị cáo kháng cáo khác đều có chung nội dung kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và mức bồi thường so các quyết định mà Bản án Hình sự sơ thẩm số 33/HSST ngày 22/1/2018 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên.

© Ảnh : zingTrịnh Xuân Thanh mong tòa tuyên ông không tham ô tài sản vì chứng cứ buộc tội không rõ ràng. Ân hận sau khi tạo ra dư luận không tốt, bị cáo sinh năm 1966 gửi lời xin lỗi lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Trịnh Xuân Thanh mong tòa tuyên ông không tham ô tài sản vì chứng cứ buộc tội không rõ ràng. Ân hận sau khi tạo ra dư luận không tốt, bị cáo sinh năm 1966 gửi lời xin lỗi lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân.  - Sputnik Việt Nam
Trịnh Xuân Thanh mong tòa tuyên ông không tham ô tài sản vì chứng cứ buộc tội không rõ ràng. Ân hận sau khi tạo ra dư luận không tốt, bị cáo sinh năm 1966 gửi lời xin lỗi lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Theo đó, vụ án được đưa ra xét xử phúc thẩm có 15 bị cáo có kháng cáo, bên cạnh đó có 3 bị cáo không kháng cáo nhưng bị kháng cáo được Tòa triệu tập với tư cách người làm chứng. Trong đó, 6 bị cáo đang tại ngoại và 12 bị cáo đang bị tạm giam. Đến thời điểm này, có 29 Luật sư bào chữa cho các bị cáo có kháng cáo.

Trịnh Xuân Thanh - Sputnik Việt Nam
PVC có nguy cơ "nát be bét" như thời Trịnh Xuân Thanh
Bên cạnh đó, tham gia phiên phúc thẩm còn có 3 nguyên đơn dân sự là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí (PVC) và anh Trịnh Hùng Cường (là con trai của Trịnh Xuân Thanh); cùng những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, người giám định đã được triệu tập đến phiên tòa. 

Trước đó, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã xét xử sơ thẩm về các tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và tội "Tham ô tài sản " xảy ra tại PVN và PVC. Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng được Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng chỉ đạo và được dư luận xã hội rất quan tâm. 

Tại bản án sơ thẩm, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Trịnh Xuân Thanh 14 năm tù về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và tù chung thân về tội "Tham ô tài sản".

Tổng hợp hình phạt chung cho cả hai tội danh là tù chung thân đối với bị cáo Thanh. Bị cáo Đinh La Thăng bị cấp sơ thẩm tuyên 13 năm tù về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". Bị cáo Phùng Đình Thực bị Tòa sơ thẩm tuyên phạt 9 năm tù về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".

 Theo: TTXVN

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала