Cựu chiến binh từng chiến đấu chống Đức - anh hùng cuộc kháng chiến chống Mỹ

© Sputnik / George Zelma / Chuyển đến kho ảnhChiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của 1941-1945. Trận Stalingrad
Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của 1941-1945. Trận Stalingrad - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong thời gian cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức, mà vào ngày 9 tháng 5 năm nay kỷ niệm 73 năm chiến thắng, báo chí xuất bản bí mật ở Việt Nam và những người đấu tranh vì tự do và độc lập của Tổ quốc đã chú ý theo dõi diễn biến sự kiện trên các mặt trận.

Tháng 11 năm 1942, báo "Chiến đấu", cơ quan báo chí của lực lượng vũ trang giải phóng Việt Nam đã viết: "Chiến thắng của Liên Xô là không thể tránh khỏi, chiến thắng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của cuộc cách mạng Việt Nam. Chỉ có chiến thắng của Liên Xô có thể giúp chúng ta gửi gắm nhiều kỳ vọng vào thắng lợi".

Bộ đội Việt Nam cắm cờ trên cứ điểm của Pháp. Trận Điện Biên Phủ, năm 1954 - Sputnik Việt Nam
"Hỏa tiễn Stalingrad" trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Dự báo chính xác này đã được đưa ra 3,5 năm trước sự thất bại của phát xít Đức, — ông Lê Phúc Nguyên, sĩ quan cấp cao trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng, nguyên Tổng Biên tập Báo Quân đội Nhân dân, nhận xét trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.:

"Liên Xô đã đóng vai trò quyết định trong việc đánh bại phát xít Đức. Chúng tôi ở Việt Nam tôn vinh hàng triệu liệt sĩ và thường dân Liên Xô đã hy sinh mạng sống của mình để giành được chiến thắng. Chiến thắng này có ý nghĩa lịch sử to lớn không chỉ đối với Liên Xô, không chỉ đối với các nước châu Âu, mà còn đối với toàn thể nhân loại. Chiến thắng này đã mở đường cho Việt Nam tiến tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, để xây dựng một nhà nước độc lập. Đối với Việt Nam, ngày 9 tháng 5 là một lễ hội lớn. Kể từ đó, nhiều điều đã thay đổi trên thế giới và trong tâm trí của con người, nhưng, chúng ta vẫn mang lòng biết ơn đối với những người giành được chiến thắng, luôn tự hào và mãi mãi không quên những người đó. Tôi đã tham gia cuộc tuần hành của phong trào "Trung đoàn bất tử" tại Hà Nội được tổ chức vào dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng. Đây là một cơ hội tuyệt vời để vinh danh những người anh hùng đã đảm bảo cuộc sống ngày nay của chúng ta. Những cuộc tuần hành như vậy là đặc biệt quan trọng để giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ. Tôi cho rằng, nên tổ chức những cuộc tuần hành tương tự để tôn vinh các chiến thắng của Việt Nam, ví dụ, chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày Giải phóng Sài Gòn".

Hoạt động Trung đoàn bất tử tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam
“Trung Đoàn Bất Tử” được tổ chức lần thứ hai tại Việt Nam
Trung tướng Lê Phúc Nguyên cũng lưu ý rằng, vào Ngày Chiến thắng 9/5, Việt Nam tưởng nhớ và đánh giá cao chiến công của những người Việt đã chiến đấu chống phát xít Đức trong Hồng quân Liên Xô và các cựu chiến binh Liên Xô đã giúp đỡ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Ở Việt Nam đã có khá nhiều cựu chiến binh Liên Xô. Một trong những người đầu tiên sang Việt Nam 20 năm sau chiến thắng trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít Đức là Thiếu tướng Grigory Belov. Khi nước Đức quốc xã tấn công vào Liên Xô, Grigory Belov đeo hàm trung úy, dù chưa tốt nghiệp học viện, đã được gửi tới mặt trận phía Tây. Ông đã chỉ huy một đại đội, sau đó một tiểu đoàn, và cuối chiến tranh đã đeo quân hàm trung tá. Trong thời gian chuyến đi Việt Nam, từ tháng 7 năm 1965 đến tháng 7 năm 1967, ông là trưởng nhóm chuyên gia quân sự Liên Xô. Ông đã được tặng Huân chương Lao động hạng nhất của Việt Nam.

Các chuyên gia Liên Xô xem xét xác chiếc máy bay ném bom B-52 bị bắn rơi ở Hà Nội tháng 12 năm 1972. - Sputnik Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhượng nhà ở ngoại ô của mình cho ai?
Từ tháng 6 năm 1967 đến tháng 4 năm 1969, đại tá Boris Voronov là trưởng đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam. Ông đã tham gia chiến đấu từ ngày đầu tiên đến ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, ba lần bị thương nặng và hai lần bị đụng dập. Ông đã đón mừng Ngày Chiến thắng tại Berlin, khi đó ông đeo quân hàm thiếu tá. Ông được tặng Huân chương Chiến công vì có công lao to lớn trong những năm phục vụ ở Việt Nam.

Kể từ tháng 9 năm 1967 đến tháng 8 năm 1968, Đại tá Anatoly Moiseyev đã làm việc ở cương vị trưởng nhóm chuyên gia quân sự Liên Xô trong các tiểu đoàn tên lửa phòng không thuộc Binh chủng Pháo binh của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Vào năm 1943, Anatoly Moiseyev khi đó mới 17 tuổi, đã bắt đầu phục vụ quân sự. Đến cuối chiến tranh, ông là đội viên ngắm súng. Ông được tặng Huân chương Hữu nghị về thành tích đóng góp vào công cuộc bảo vệ Việt Nam.

Máy bay ném bom của Không quân Mỹ F-105 Tanderchif bị tên lửa phòng không S-75 của Việt Nam bắn hạ - Sputnik Việt Nam
Giúp đỡ quân sự của Matxcơva cho Hà Nội trong cuộc đối đầu với Mỹ
Trung tướng Mark Vorobiev đã hiện diện ở Việt Nam trong những năm 1967-1969. Ông đã chiếu đấu chống phát xít đến Ngày Chiến thắng, đã chỉ huy trung đội, làm phó chỉ huy trung đoàn pháo phòng không. Sau chiến thắng, ông đã chỉ huy trung đoàn trong lực lượng phòng không tại quân khu Matxcơva, sau đó chỉ huy quân đoàn của lực lượng phòng không. Từ vị trí này, ông đã được gửi đến Việt Nam, làm trưởng nhóm chuyên gia quân sự  Liên Xô. Ông được tặng Huân chương Hữu nghị của Việt Nam.

Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, Trung tướng Lê Phúc Nguyên nhấn mạnh:

"Chúng tôi rất phấn khởi khi có dịp giao tiếp tại Việt Nam với những cựu chiến binh của cuộc chiến tranh chống nước Đức Quốc xã. Tấm gương của họ và những kinh nghiệm chiến đấu của họ đã truyền cảm hứng cho các binh sĩ Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống kẻ xâm lược. Tôi rất vui mừng vì tình anh em chiến đấu của hai dân tộc chúng ta được rèn luyện vào những năm đó và sự hợp tác kỹ thuật quân sự giữa hai nước chúng ta đang phát triển thành công".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала