Theo ông, ý tưởng "ngớ ngẩn" cô lập Nga bắt đầu lan rộng trong giới truyền thông Mỹ sau tuyên bố bốn năm trước của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.
"Sau bốn năm chúng ta tự hỏi: "Nước Nga có bị cô lập hay không?" Hầu hết thính giả của các bạn đều biết là không phải như vậy, đây là một ví dụ về sai lầm trong chính sách đối ngoại của Obama," — giáo sư nhấn mạnh.
Theo ông, Mỹ thực sự đã thực hiện các nỗ lực để cô lập Nga, vụ đầu độc cựu đại tá GRU Sergei Skripal và con gái ông là một ví dụ. Giáo sư Cohen nhắc lại: Ban đầu Nga bị cáo buộc dính líu trong vụ này, nhưng bây giờ, khi người cha và con gái ra viện, rõ ràng là không có cơ sở để tuyên bố như vậy.
Giáo sư nhấn mạnh rằng câu chuyện này và những ví dụ khác nhằm chống Nga, bắt đầu được các phương tiện truyền thông phương Tây lan truyền ngay trước World Cup — là những sự kiện không thể nói về sự cô lập.
Trong thực tế, không thể cô lập Nga, một trong những nước lớn nhất trên thế giới, rất phong phú về tài nguyên thiên nhiên, ông Cohen kết luận. Không có vấn đề quốc tế lớn nào có thể giải quyết được mà không có sự tham gia của Nga, giáo sư Mỹ nhấn mạnh.