S-300PMU-1 Việt Nam sẽ thực hành bắn đạn thật tại Nga?

© Ảnh : Báo Đất ViệtXe mang phóng tự hành thuộc tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU-1 của Việt Nam
Xe mang phóng tự hành thuộc tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU-1 của Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bắn đạn thật nhằm kiểm tra, đánh giá chính xác nhất quá trình huấn luyện của khẩu đội tên lửa phòng không S-300PMU-1 là yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam.

Quân đội Việt Nam chính thức tiếp nhận 2 tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU-1 từ Nga vào giai đoạn 2003, trải qua quãng thời gian tới nay đã là 15 năm phục vụ trong biên chế.

Tàu 011 Đinh Tiên Hoàng diễn tập chiến đấu - Sputnik Việt Nam
Chiến hạm Gepard Việt Nam diễn tập bắn đạn thật

Tuy nhiên, khác với những tổ hợp vũ khí các, những hệ thống S-300PMU-1 của chúng ta cho tới nay vẫn chưa từng công bố thực hành bắn đạt thật mà chỉ bám bắt mục tiêu "chay", điều này khó mà đưa ra đánh giá chính xác về hiệu quả huấn luyện được.

Mặc dù trong thời gian qua đã có nhiều chỉ dấu cho thấy Việt Nam quyết tâm sẽ cho S-300PMU-1 của mình được thực hành tác chiến, nhưng vì còn tồn tại nhiều khó khăn mà dự định trên vẫn chưa được triển khai.

Vấn đề quan trọng nhất khiến S-300PMU-1 Việt Nam chưa bắn đạn thật lại đến từ tính năng kỹ chiến thuật ưu việt của nó, đó là tầm bắn của tên lửa đánh chặn.

© Ảnh : QDNNTên lửa phòng không tầm xa S-300PMU-1.
Tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU-1. - Sputnik Việt Nam
Tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU-1.

Tiêm kích cơ huấn luyện - chiến đấu Su-27UBK - Sputnik Việt Nam
Xem Su-27UBK Việt Nam diễn tập bắn đạn thật
Hiện tại chưa có thông tin cụ thể về loại đạn mà S-300 Việt Nam được trang bị, đó có thể là 48N6E tầm bắn 150 km nhưng cũng không loại trừ khả năng chúng ta sở hữu cả đạn 48N6E2 vươn tới cự ly xa hơn.

Khi tiến hành bắn đạn thật với những loại tên lửa này sẽ yêu cầu có một thao thường cực rộng để tên lửa phát huy hết tính năng tác dụng.

Đã có đề xuất bắn tên lửa 48N6 trong một khoảng cách tối thiểu, nhưng nếu như vậy thì sẽ làm mất đi giá trị kiểm tra đánh giá tính năng tác dụng của khí tài, cho nên vẫn cần một giải pháp tốt hơn.

Một giải pháp mà Việt Nam có thể tính tới chính là "mượn thao trường" của nước Nga, bằng cách tham gia nội dung Keys to the Sky thuộc khuôn khổ International Army Games.

Keys to the Sky là phần tranh tài của các khẩu đội tên lửa phòng không đủ các tầm xa và độ cao khác nhau, trong đó dĩ nhiên là bao gồm cả nội dung thi đấu của các khẩu đội S-300 đến từ nhiều quốc gia.

© Sputnik / Pavel Lisitsin / Chuyển đến kho ảnhBắn thật bằng S-300
Bắn thật bằng S-300 - Sputnik Việt Nam
Bắn thật bằng S-300

Tên lửa SPYDER thần tốc lập chốt thép bảo vệ Tp HCM ngay khi về Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam: tăng cường sức mạnh hỏa lực bắn thành công đạn thật, triển khai tên lửa Spyder
Phương án đưa S-300PMU-1 sang Nga tham dự Keys to the Sky có thể được tính tới vì những lợi ích mà nó mang lại.

Đầu tiên là Việt Nam sẽ được cấp thao trường rộng lớn đủ để đánh giá toàn diện tính năng kỹ chiến thuật của vũ khí ưu việt mà mình sở hữu.

Tiếp theo là thông qua cuộc tranh tài với các lực lượng phòng không quốc tế, chúng ta sẽ nhìn nhận được rõ hơn điểm mạnh điểu yểu của mình để đưa ra giáo án huấn luyện hợp lý hơn trong tương lai.

Do vậy ngoài phần thi Tank Biathlon, Engineering Formula, Military Medical Ralay Race và Field Kitchen thuộc International Army Games 2018, không loại trừ khả năng từ năm sau Việt Nam sẽ góp mặt trong Keys to the Sky.

Nguồn: Báo Đất Việt

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала