Khi mạng Internet, Facebook… là thứ không thể không có trong đời sống, công việc hằng ngày, mọi người không thể không e ngại về những trở ngại, rào cản. Đã vậy, trước đó có một số đại biểu QH, nhiều tổ chức, chuyên gia uy tín trong và ngoài nước cùng phân tích, kiến nghị QH nên có những cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng về những điều chưa được của các bản dự thảo ban đầu. Sự không yên tâm của số đông xuất phát từ sự cộng dồn những lo lắng, băn khoăn như thế.
Vậy nên, từ những nội dung của bản dự thảo được thông qua, có lẽ cần phải minh định ngay điều này: Đã có nhiều ý kiến đóng góp hợp lý của nhiều người, nhiều nơi được Ủy ban Thường vụ QH tiếp thu, đồng ý chỉnh lý cho hài hòa hơn giữa yêu cầu quản lý của Nhà nước với đòi hỏi chính đáng của người dân, doanh nghiệp. Sự thay đổi vào giờ cuối của Điều 24 (về việc kiểm tra an ninh mạng), Điều 26 (bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng) — vốn gây nhiều bàn thảo, tranh luận — là đơn cử cho sự chịu lắng nghe của QH.
Phải đến ngày 1-1-2019 thì Luật An ninh mạng mới có hiệu lực. Mong là Chính phủ sẽ có những hướng dẫn chi tiết phù hợp theo yêu cầu của luật này để việc thực thi tới đây tạo thuận lợi cho công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội thuộc nhiều lĩnh vực trên không gian mạng và cho cả những người sử dụng mạng đúng đắn.
Theo: PLO