Sự hợp tác giữa hai nước chúng ta trong việc gìn giữ thi hài lãnh tụ và bảo đảm hoạt động bình thường của Lăng cho tới nay đã là gần 50 năm. Cuối tháng 8 năm 1969, các chuyên gia hàng đầu của Nga trong lĩnh vực ướp xác đã được mời đến Hà Nội. Tình trạng thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh theo đánh giá của các chuyên gia y tế Việt Nam khi ấy là gần như vô vọng.
Tháng 6 năm 1970, tại phiên họp của Bộ chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã ra quyết định về việc giúp đỡ kỹ thuật không hoàn lại cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong việc xây dựng Lăng. Công việc xây dựng bắt đầu vào tháng Chín năm 1973, và việc kiến thiết cũng như cung cấp các thiết bị hoàn toàn do Liên Xô chịu chi phí. Công nhân xây dựng là người Việt Nam, họ làm việc dưới sự chỉ đạo của các chuyên gia Liên Xô, những người thường xuyên có mặt tại công trường xây dựng. Đồng thời việc lắp đặt các thiết bị kỹ thuật cũng được tiến hành, với việc áp dụng chế độ nhiệt độ và độ ẩm ba lớp trong hòm kính. Lăng là một công trình phức tạp với phần ngầm kỹ thuật gồm hai tầng, có thiết bị làm lạnh công suất lớn, hệ thống thông khí, các đường cung cấp điện, hệ thống máy quay camera và màn hình. Đồng thời, các chuyên gia Liên Xô cũng tiến hành cải tạo toàn bộ quảng trường Ba Đình. Một trong những mục đích chính là giảm nhiệt độ không khí quanh Lăng ít nhất là ba độ C. Nhiệm vụ này đặc biệt khó khăn đối trong điều kiện khí hậu ở Hà Nội, nhưng đã được thực hiện thành công. Trong những năm qua, hàng chục các chuyên gia Nga đã được trao tặng các huân huy chương của Việt Nam, trong đó có huân chương Anh hùng Lao động.
Đây là một sự kiện đặc biệt trong lịch sử Đại sứ quán của chúng ta, cũng như trong lịch sử quan hệ lâu năm giữa chúng tôi và Ban quản lý Lăng, nơi gìn giữ thi hài người con vĩ đại của dân tộc Việt Nam, — đại sứ LB Nga tại Việt Nam, ông Konstantin Vnukov chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với Sputnik — Chúng tôi rất cảm động vì sáng kiến của Ban quản lý Lăng. Những cây ban trắng này sẽ làm đẹp khuôn viên của Đại sứ quán Nga trong nhiều năm và mang tới niềm vui cho các nhân viên ngoại giao. Cả chúng tôi, cả Trưởng ban Quản lý Lăng, thiếu tướng Nguyễn Văn Cương đều coi đây là biểu tượng của tình hữu nghị giữa hai dân tộc chúng ta, mà chính Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền móng cho tình hữu nghị này. Người Nga vô cùng kính trọng và trân quý những kỷ niệm về Người.
Tôi thực sự rất vui mừng rằng việc hợp tác khoa học kỹ thuật giữa hai nước chúng ta trong việc bảo quản thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và đảm bảo hoạt động của Lăng, công việc được bắt đầu từ 60 năm về trước, cho tới nay vẫn đang tiếp tục một cách thành công. Tham gia vào việc hợp tác này là một tập thể đông đảo các chuyên gia thuộc các ngành khoa học khác nhau. Luôn luôn xuất hiện những lĩnh vực hợp tác mới, phát triển mới mà hai nước chúng ta cùng quan tâm. Tạm thời còn quá sớm để kể chi tiết về những phát triển này, không phải là vì cần giữ bí mật, chẳng qua vì công việc nghiên cứu vẫn đang tiếp tục, và chỉ sắp tới đây thôi sẽ đem lại những kết quả tốt cho cả hai nước chúng ta.