Một phương án thay thế cho tiêm insulin là uống một tách cà phê sau bữa ăn. Cà phê sẽ có tác dụng, nếu trong cơ thể có các tế bào đặc biệt, rất nhạy cảm với caffeine.
Các tế bào phản ứng với sự hiện diện của caffeine có thể sinh ra insulin đã được tạo ra bởi nhóm các nhà khoa học Thụy Sĩ, đứng đầu là ông Martin Fussenegger. Các tế bào nhạy cảm với caffeine đã được các nhà nghiên cứu tạo ra trên cơ sở tế bào thận — họ đã biến đổi chúng, sau đó các tế bào đó sẽ có khả năng tổng hợp insulin của tế bào beta tuyến tụy, trên bề mặt chúng xuất hiện các thụ thể có phản ứng với caffein. Chúng liên quan với thành phần chính của cà phê.
Các tác giả đã thử nghiệm loại tế bào này ở chuột bị tiểu đường. Họ cấy tế bào vào 10 con chuột, sau đó bổ sung cà phê vào thức ăn của chúng. Điều này đã giúp các con vật duy trì lượng đường huyết bình thường — như những con không bị tiểu đường.
Tuy nhiên, trước khi sử dụng các tế bào nhạy cảm với caffeine để tiêm dưới da bệnh nhân, còn phải mất rất nhiều thời gian — các nhà phát triển cho rằng sẽ mất ít nhất một thập kỷ. Trong trường hợp kỹ thuật này thực sự bắt đầu được sử dụng, các tế bào cấy ghép sẽ được tiêm trong ít nhất một lần trong nửa năm.