Giáo sư người Ấn Độ Brahma Chellaney chuyên nghiên cứu các vấn đề chiến lược tại New Delhi, ngày 19/6 có bài phân tích trên The Japan Times, nhận định:
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đang để mất Biển Đông vào tay Trung Quốc.
Giáo sư Brahma Chellaney nhắc lại lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis tại Đối thoại Shangri-la, rằng Trung Quốc sẽ phải đối mặt với hậu quả vì phớt lờ cộng đồng quốc tế. Rồi ông đặt câu hỏi, hậu quả đó là gì?
Brahma Chellaney cho rằng, 2 đời chính phủ Mỹ liên tiếp, Barack Obama và bây giờ là Donald Trump, đã thất bại trong việc đẩy lùi đáng kể chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông, bất chấp phán quyết của Tòa trọng tài ngày 12/7/2016.
Brahma Chellaney, Professor of Strategic Studies, Centre for Policy Research on @OnReality_Check pic.twitter.com/dgpt1YrPlJ
— NDTV (@ndtv) 3 августа 2017 г.
Giáo sư Brahma Chellaney
Chúng tôi hoàn toàn hiểu được tại sao Giáo sư Brahma Chellaney lại có nhận định như vậy, và đây không chỉ là quan điểm của cá nhân ông. Rất nhiều người có chung nhận định này.
Có điều chúng tôi cho rằng, dường như Giáo sư Brahma Chellaney quá bức xúc trước thái độ, hành vi bành trướng và mục tiêu độc chiếm Biển Đông lộ liễu của Trung Quốc.
Bởi vậy cho nên ông có cảm giác Biển Đông đang rơi vào tay họ, và Donald Trump đã không phản ứng đủ mạnh để ngăn chặn điều này.
Thực tế theo chúng tôi không phải như vậy.
Chinese Navy release an impressive image of a 50 ship parade reportedly taken this morning in the South China Sea #PLAN #China #Navy #SouthChinaSea pic.twitter.com/zt3JAVRnZm
— Ian Keddie (@IanJKeddie) 12 апреля 2018 г.
Tàu Trung Quốc đổ bộ xuống Biển Đông
Duy trì sức mạnh răn đe là cần thiết, nhưng dùng vũ lực là hạ sách
Ông cho rằng, chí ít Hoa Kỳ cũng phải bố trí vũ khí trong khu vực đủ để xâm nhập hệ thống phòng thủ tên lửa Trung Quốc đã cài đặt bất hợp pháp ở Biển Đông và sẵn sàng phá hủy chúng.
Thượng nghị sĩ Marco Rubio nhận thức rõ, nếu xảy ra "một cuộc xung đột quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc, cả hai sẽ phải trả một giá đắt.
Nhưng chúng ta sẽ phải đảm bảo rằng họ phải trả giá nặng hơn chúng ta."
Cổng thông tin Học viện Hải quân Mỹ (USNI News) ngày 31/5 cho biết, truyền thông Mỹ đã đặt câu hỏi về các mối đe dọa lâu dài, tiềm ẩn gây ra bởi các đảo nhân tạo ở Biển Đông và khả năng của Mỹ có thể "thổi bay" các đảo nhân tạo này hay không;
"Thực tế là chúng tôi có rất nhiều kinh nghiệm trong Chiến tranh Thế giới II trong việc đổ bộ chiếm các đảo nhỏ đang bị cô lập. Đó là năng lực cốt lõi của Mỹ mà chúng tôi đã từng làm trước đây. Các bạn không nên suy diễn thêm bất cứ điều gì, đó đơn giản là một tuyên bố về thực tế lịch sử."
Theo chúng tôi, những thông tin nói trên cho thấy, Trung Quốc bành trướng Biển Đông và đe dọa trật tự quốc tế dựa trên luật pháp, vị thế và lợi ích địa chính trị của Hoa Kỳ đã trở thành nhận thức chung phổ biến tại Mỹ.
Từ truyền thông cho đến các chính khách và tướng lĩnh Hoa Kỳ gần như đều nhìn thấy điều này.
Lt. Gen. Kenneth McKenzie, director of US Army Joint Staff: “Any interested party in Syria should understand that attacking US Forces or our coalition partners will be a bad policy.” pic.twitter.com/t08luJnEck
— Fuat (@fuadhud) 2 июня 2018 г.
Câu trả lời tinh tế của Trung tướng Kenneth McKenzie cho thấy, mọi phương án tác chiến đã được Lầu Năm Góc chuẩn bị.
Kêu gọi của Thượng nghị sĩ Marco Rubio chứng minh, Thượng viện Mỹ đặc biệt ủng hộ Tổng thống Donald Trump trong việc tăng ngân sách quân sự, tăng sức mạnh răn đe của Hoa Kỳ.
Quân sự chỉ là cái gậy hậu thuẫn cho các công cụ phi bạo lực mà Donald Trump đã, đang và sẽ tiếp tục sử dụng. Khả năng Trung — Mỹ tiến hành chiến tranh ở Biển Đông là khó xảy ra.
Dùng thuế quan điều chỉnh hành vi của Trung Quốc
Đây là nhận định của ông Peter Navarro trên The Wall Street Journal ngày 20/6: thuế quan là công cụ phòng thủ Donald Trump chống lại sự xâm lược, bành trướng của Trung Quốc.
Giám đốc Hội đồng Thương mại Quốc gia Nhà Trắng tin rằng, Bắc Kinh tìm kiếm sự thống trị kinh tế và quân sự bằng cách sử dụng công nghệ và trí tuệ của Mỹ.
Bản Kế hoạch 2025 của chính phủ Trung Quốc (Made in China 2025) đã bộc lộ tham vọng của Bắc Kinh nhằm thống trị các ngành công nghiệp mới nổi.
Mức thuế mới của Tổng thống Donald Trump sẽ là lá chắn quan trọng để chống lại sự xâm lăng này.
Trung Quốc tìm cách chiếm công nghệ và sở hữu trí tuệ của Mỹ bằng nhiều cách, phổ biến nhất là trộm cắp, cả bằng hành vi vật lý lẫn tấn công mạng thông qua các chiến dịch gián điệp công nghiệp được vạch kế hoạch công phu.
Năm 2016 Hoa Kỳ đã xử lý một công dân Mỹ Amin Yu làm gián điệp cho chính phủ Trung Quốc đánh cắp công nghệ chế tạo thiết bị lặn không người lái.
Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến công nghệ này vì họ tìm mọi cách độc chiếm Biển Đông.
Cách "ăn cắp" phổ biến thứ 2 là thông qua con đường đầu tư, Giáo sư Peter Navarro đúc kết.
Họ bắt tay vào mua sắm các doanh nghiệp công nghệ cao của Mỹ. Kể từ 2012, Trung Quốc đã thực hiện hơn 600 giao dịch đầu tư vào công nghệ tiên tiến của Mỹ, trị giá gần 20 tỷ USD.
Ngay từ năm 2003 tỷ phú Warren Buffet đã cảnh báo, Trung Quốc đang "xâm lược Hoa Kỳ bằng mua bán, chứ không phải bằng vũ lực".
Chính vì vậy, theo Giáo sư Peter Navarro, mức thuế suất 25% trên 50 tỷ USD sản phẩm Trung Quốc xuất khẩu sang Hoa Kỳ mà Mỹ công bố vừa qua, được nhắm mục tiêu vào các ngành công nghiệp công nghệ cao.
Mức thuế này sẽ tạo thành tuyến phòng thủ quan trọng chống chính sách thương mại "ăn thịt" của Trung Quốc.
Bắc Kinh đã phản ứng lại bằng cách áp đặt thuế quan trả đũa nhằm vào nông dân Mỹ.
Tổng thống Donald Trump lập tức chỉ đạo Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer xác định gói 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc có thể chịu mức thuế suất 10%.
Điều này cho thấy tầm nhìn và sự can đảm của Tổng thống Donald Trump, và ông sẽ không dừng tay khi sự thịnh vượng kinh tế và an ninh quốc gia của Mỹ đang bị đe dọa.
Đây không phải lúc để Trung Quốc tính toán sai lầm, mà là lúc Trung Quốc phải chấm dứt sự xâm lược kinh tế của mình, Giáo sư Peter Navarro kết luận. [4]
Trị giá hàng hóa Mỹ mà Trung Quốc đã nhập khẩu năm ngoái là 129,89 tỷ USD, trong khi Mỹ nhập khẩu gần 500 tỷ hàng hóa Trung Quốc. [5]
Nói cách khác, Trung Quốc đừng đùa với ngài Donald Trump.
Trung Quốc nhập khẩu chưa đầy 200 tỷ hàng hóa Mỹ trong khi Mỹ nhập gần 500 tỷ hàng hóa Trung Quốc, nên nếu Bắc Kinh tuyên bố trả đũa gói thuế suất 10% với 200 tỷ kia, đã là chuyện không tưởng.
White House adviser Peter Navarro apologizes for ‘special place in hell’ comment https://t.co/eVuB65Y9Gh pic.twitter.com/dtT5gsxCWV
— The Globe and Mail (@globeandmail) 12 июня 2018 г.
Giáo sư Peter Navarro
Chúng tôi cho rằng, thuế quan đang là công cụ để ngài Donald Trump hiệu chỉnh hành vi của Trung Quốc và buộc Bắc Kinh phải thay đổi, quay trở lại tuân thủ luật pháp quốc tế.
Công cụ thuế quan, thương mại sẽ giúp ông Donald Trump điều chỉnh hành vi của Trung Quốc trong các lĩnh vực khác, bao gồm Biển Đông, bởi lợi ích địa chiến lược của Hoa Kỳ ở đây là có thật.
Ông Donald Trump có thể đón tiếp trọng thị vợ chồng ông Tập Cận Bình tại Mar-a-Lago, đồng thời luôn dành những lời có cánh cảm ơn Chủ tịch Trung Quốc về những giúp đỡ trong vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Nói đến quan hệ thương mại song phương và những thiệt thòi Mỹ phải chịu, ngài Donald Trump cũng không đao to búa lớn, mà rất nhẹ nhàng.
Nhưng quyết sách nào ông đưa ra, cũng chấn động Trung Nam Hải.
Theo: GDVN