Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã không đến Trung Quốc kể từ năm 2014. James Mattis hiểu rằng sự xuất hiện của ông ở Bắc Kinh chưa phải là một bước đột phá trong việc khôi phục các liên hệ quân sự gần như bị đóng băng. Do đó mà có giai điệu yêu hòa bình trước chuyến thăm này. Hãng Associated Press lưu ý rằng trong cuộc phỏng vấn với các nhà báo Mỹ trên máy bay khi bắt đầu chuyến công du nước ngoài, ngoại trưởng Mỹ đã không có bất kỳ chỉ trích nào đối với Trung Quốc. Ông hy vọng một cuộc đối thoại cởi mở với lãnh đạo Trung Quốc, không tập trung vào những bất đồng, mà vào các vấn đề chiến lược lớn.
Các nhà quan sát cho rằng, một trong những chủ đề chính sẽ là vấn đề bán đảo Triều Tiên và vai trò của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề này. Tổng thống Mỹ đã tổ chức một cuộc tiếp xúc thượng đỉnh lịch sử với lãnh đạo CHDCND Triều Tiên. Đồng thời, trong những tháng gần đây, Chủ tịch Tập Cận Bình đã gặp Kim Jong-un ba lần. Và cho dù chính quyền Mỹ nâng cao kênh giao tiếp mới với Bình Nhưỡng đến đâu đi nữa, rõ ràng là Bắc Kinh vẫn có ảnh hưởng quyết định đến các vấn đề trên bán đảo Triều Tiên. Và về phần mình, Kim Jong-un đã có bước đột phá mạnh mẽ trên thế giới với sự hỗ trợ của Bắc Kinh.
Theo nhà phân tích quân sự Vladimir Yevseyev, đó chính là lý do tại sao ngay cả sau khi tiếp xúc trực tiếp với Bình Nhưỡng ở cấp cao nhất, phía Mỹ vẫn hy vọng vào sự trung gian của Trung Quốc và ảnh hưởng của nước này đối với Kim Jong-un:
"Rõ ràng là Hoa Kỳ sẽ không thể giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên mà không có Trung Quốc. Tôi cho rằng Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ sẽ cố gắng làm rõ vị trí của phía Trung Quốc về các bước cụ thể nhằm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên trong bối cảnh đảm bảo an ninh của CHDCND Triều Tiên. James Mattis xác nhận rằng các cuộc tập trận chung của quân đội Mỹ và Hàn Quốc sẽ không được tổ chức vào tháng Tám. Điều này sẽ là một nền tảng tốt cho sự tiến bộ theo hướng phi hạt nhân hóa bán đảo. Xuất phát từ thực tế rằng Kim Jong-un gần đây đã đến thăm Bắc Kinh, hoạt động của Bình Nhưỡng theo hướng Trung Quốc cũng là một cam kết về tiến trình phi hạt nhân hóa. Tuy nhiên, quá trình này sẽ vô cùng khó khăn."
Các nhà quan sát cho rằng tại cuộc đàm phán ở Bắc Kinh, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ có thể giới thiệu phía Trung Quốc với thời gian biểu của Mỹ nhằm thực hiện thỏa thuận phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, đạt được ngày 12 tại cuộc gặp thượng đỉnh tại Singapore. Một ngày sau hội nghị thượng đỉnh Trung-Mỹ tại Singapore, Ngoại trưởng Michael Pompeo bày tỏ hy vọng rằng quá trình này sẽ hoàn thành trong hai hoặc hai năm rưỡi.
Theo các nhà quan sát, Trung Quốc có thể buộc phía Mỹ thừa nhận vai trò đặc biệt của mình đối với Bình Nhưỡng. Trên tinh thần đó, chuyên gia quân sự Vladimir Yevseyev lưu ý rằng trong cuộc đàm phán với người đứng đầu Lầu Năm Góc, Trung Quốc "hoàn toàn có thể, và có lẽ sẽ nêu" chủ đề đưa các hệ thống THAAD của Mỹ ra khỏi Hàn Quốc." Hơn nữa, sau chuyến thăm Bắc Kinh, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ bay tới Seoul để gặp Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Son Yong Mu. Số phận các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Hàn Quốc "là một trong những chủ đề nhất định sẽ được thảo luận" ở Bắc Kinh và sau đó tại Seoul, ông Vladimir Yevseyev nhận định.
Trong vấn đề bán đảo Triều Tiên, tiếng nói của Trung Quốc có trong lượng, có sức mạnh chỉ đạo và điều phối, cũng như có ảnh hưởng địa chính trị đối với CHDCND Triều Tiên. Đây là tuyên bố của Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Bắc Á thuộc Học viện Khoa học Xã hội tỉnh Hắc Long Giang Da Zhigang.
Trước chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis, đại diện Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng "sự phát triển quan hệ lành mạnh và ổn định giữa lực lượng quân đội Trung Quốc và Hoa Kỳ tương ứng với lợi ích chung của cả hai bên, với kỳ vọng chung của cộng đồng quốc tế." Theo Tân Hoa Xã, phía Trung Quốc rất quan tâm đến sự phát triển quan hệ với phía Mỹ trong lĩnh vực quân sự. Trung Quốc hy vọng rằng các bên Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ gặp nhau, làm việc cùng nhau để làm cho hợp tác quân sự trở thành yếu tố ổn định trong quan hệ giữa các quốc gia.