Theo thông tin của Intelligence Online thì gói thầu mà phía Việt Nam đang đưa ra có giá trị lên tới 160 triệu USD cho 3 máy bay không người lái, căn cứ vào chi phí khá lớn như trên thì hầu hết mọi nhận định đều cho rằng phiên bản UAV Heron mà Tập đoàn IAI chào bán cho chúng ta là loại Heron TP hay còn gọi bằng cái tên Eitan.
UAV Eitan có khả năng tấn công mặt đất bằng tên lửa chống tăng tương tự như MQ-9 Reaper của Mỹ, cho nên nếu Việt Nam mua phiên bản UAV tấn công này thì chắc chắn sẽ phải có vũ khí đi kèm.
Khách hàng mua UAV Eitan có thể lựa chọn cài đặt tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire do Mỹ sản xuất, tuy nhiên trong trường hợp của Việt Nam thì phương án tối ưu vẫn là trang bị tên lửa không đối đất của Israel.
Nimrod là tên lửa chống tăng hạng nặng, nó được thiết kế để phóng từ máy bay cánh cố định, trực thăng hoặc xe thiết giáp. Ngoài nhiệm vụ chính là chống tăng, tên lửa còn có thể tiêu diệt các mục tiêu mặt đất khác cũng như tàu xuồng cỡ nhỏ.
Tên lửa Nimrod được dẫn hướng bằng laser bán tự động khi bắn trực tiếp, hoặc không đường ngắm thẳng (Non Line Of Sight — NLOS) thông qua sự chỉ thị mục tiêu từ nguồn khác, nó hoạt động được cả ngày lẫn đêm với tầm bắn nằm trong khoảng 300 — 36.000 m.
IAI Heron TP (IAI Eitan) Eitan yahudi dilinde güçlü demek pic.twitter.com/F1oihH2yZY
— Kevin Sky🎖️ (@EmirLouise) 22 марта 2018 г.
Máy bay không người lái tấn công Eitan
Nimrod có kích thước khá gọn gàng khi chiều dài là 2.650 mm, đường kính thân 170 mm, trọng lượng phóng chỉ 100 kg, UAV Eitan có thể mang theo tới 4 tên lửa Nimrod khi làm nhiệm vụ.
Nhờ khả năng tích hợp đa dạng các loại đầu đạn gồm xuyên lõm 2 tầng, nổ phá mảnh lẫn nhiệt áp mà tên lửa Nimrod có tính đa năng cao hơn AGM-114 Hellfire.
Nếu Việt Nam lựa chọn UAV Eitan cùng tên lửa Nimrod thì đây có thể coi là một dấu mốc mới trên con đường tiến lên hiện đại của lực lượng vũ trang, chúng ta sẽ xây dựng được một hình thức tác chiến tương đương với nhiều cường quốc quân sự trên thế giới.
Theo: Báo Đất Việt