"Cân đo" lợi — hại
Về tác động của căng thẳng thương mại Mỹ — Trung Quốc đến Việt Nam, TS Trần Toàn Thắng, Trưởng Ban kinh tế thế giới, Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia, cho rằng: Việt Nam có thể chịu tác động hai chiều. Tác động tích cực là cơ hội từ thị trường Mỹ nếu hàng xuất khẩu Trung Quốc bị hạn chế. Tuy nhiên, tác động này không lớn do các sản phẩm Trung Quốc bị áp thuế cũng không phải là sản phẩm chủ lực của Việt Nam, đồng thời khối FDI sẽ có một số lợi thế so với doanh nghiệp trong nước.
"Cơ hội với thị trường Trung Quốc cũng không nhiều", ông Trần Toàn Thắng chia sẻ.
"Dự báo tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm 0,3 điểm % vào năm 2019 và mạnh hơn trong các năm 2021-2023. Tương tự, tốc độ tăng nhập khẩu sẽ giảm khoảng 0,6 điểm %. Điều này cho thấy sản xuất của các doanh nghiệp đặc biệt khu vực FDI (nhập khẩu nhiều nguyên liệu) sẽ bị ảnh hưởng", ông Trần Toàn Thắng tính toán.
Tác động tích cực cũng có thể từ dòng vốn FDI tăng thêm, trong điều kiện các nước sẽ dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Tuy nhiên, tính toán của vị chuyên gia này cho thấy: Tác động đó không đáng kể, thậm chí FDI vào Việt Nam còn có xu hướng giảm xuống. Điều này có thể do tác động của thương mại bị ảnh hưởng làm cho tình hình sản xuất của khu vực FDI bị ảnh hưởng vì vậy sẽ hạn chế một chút dòng đầu tư. Tuy nhiên cần chú ý là tác động này không quá lớn (-0.01 điểm %).
"Điều tích cực là khi Mỹ và Trung Quốc không nhập được hàng hóa của nhau thì họ sẽ tìm cách nhập từ thị trường khác. Khi ấy, Việt Nam có thể có cơ hội tăng xuất khẩu sang Mỹ và Trung Quốc, nhưng phải biết tận dụng, nắm bắt được", ông Lê Quốc Phong chia sẻ.
Song như ông Trần Toàn Thắng đã phân tích ở trên, các mặt hàng của Trung Quốc bị Mỹ đánh thuế nặng không phải là các hàng hóa Việt Nam có thế mạnh. Do đó, điểm tích cực kể trên không dễ hiện thực hóa cho Việt Nam.
Nói về tác động tiêu cực của căng thẳng thương mại Mỹ — Trung, ông Lê Quốc Phước cảnh báo việc hàng hóa Trung Quốc "mượn" xuất xứ Việt Nam để xuất sang Mỹ. Khi đó, hậu quả sẽ rất khó lường. Đây là điều nhiều chuyên gia đã chia sẻ với PV.VietNamNet.
Sẵn sàng ứng phó trước biến động
Đồng thời, cần nghiên cứu sâu hơn danh mục một số hàng hoá của Trung Quốc có thể nhập vào Việt Nam trong trường hợp xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ bị hạn chế để có cách thức đối phó và kiểm soát phù hợp.
Bàn về câu chuyện Mỹ — Trung, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, đánh giá: Căng thẳng thương mại Mỹ — Trung hoàn toàn là câu chuyện chính trị. Việc Chính phủ Mỹ, cụ thể Tổng thống Mỹ, đẩy căng thẳng thương mại Trung Quốc lên nhằm bảo vệ lợi ích tập đoàn Mỹ.
Hiện Trung Quốc đang có kế hoạch "made in China 2025", tận dụng khoa học công nghệ cao của Mỹ để sản xuất hàng hóa chất lượng cao, cho nên Mỹ muốn đẩy vấn đề lên để bảo vệ các tập đoàn Mỹ trong lĩnh vực công nghiệp.
Ông Lâm cho rằng các tuyên bố đánh thuế nặng gần đây vẫn là "tuyên bố rất mạnh", "hai bên căng thẳng nhưng vẫn để ngỏ thương lượng".
"Hai nước có nền kinh tế nhất nhì thế giới sẽ không dễ dàng đưa ra chiến tranh thương mại, gây tổn hại cho kinh tế cả 2 nước", ông Lâm chia sẻ và nhận định, mức độ đan xen và ràng buộc lợi ích giữa Mỹ và Trung Quốc rất lớn, không như Mỹ với EU. Bởi thực tế, hàng hóa Trung Quốc nằm trong chuỗi giá trị toàn cầu, nhiều tập đoàn Mỹ vẫn cần Trung Quốc sản xuất linh kiện, hàng hóa cho họ.
Nhóm 2 tập trung vào sản phẩm từ các ngành công nghiệp đóng góp hoặc hưởng lợi từ chính sách công nghiệp "Made in China 2025", ví dụ hàng không vũ trụ, công nghệ thông tin và truyền thông, robot, máy móc công nghiệp, vật liệu mới và ô tô, không bao gồm sản phẩm tiêu dung thông thường.
Phía Trung Quốc bắt đầu áp đặt mức thuế 25% cho 545 loại sản phẩm của Mỹ trị giá 34 tỷ USD bao gồm đậu tương, thịt bò, rượu whisky và xe off-road kể từ 6/7.
Nguồn: Vietnamnet