Ý kiến chuyên gia Nga: Máy bay chiến đấu J-15 là “vô phương cứu chữa” hay sao?

© AP Photo / Matthew Bruch/U.S. Air ForceF-15
F-15 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tờ South China Morning Post của Hồng Kông đưa tin rằng Trung Quốc đang phát triển một thế hệ máy bay chiến đấu mới để thay thế cho loại J-15 đang được sử dụng hiện nay.

J-15 - Sputnik Việt Nam
Thất vọng với J-15 "thảm họa", Trung Quốc gấp rút phát triển tiêm kích hạm mới thay thế
Thông tin dẫn nguồn từ Phó tư lệnh Lực lượng Không quân PLA, trung tướng Zhang Honghe, đi kèm với những bình luận cho rằng máy bay này không hoàn hảo về mặt kỹ thuật và cần thay càng nhanh càng tốt. Tạp chí The National Interest của Mỹ thậm chí còn dựa trên những dữ liệu này đưa ra kết luận về những khiếm khuyết không thể sửa chữa được của máy bay và về việc người Trung Quốc muốn thay nó bằng loại phi cơ khác. Liệu những khẳng định nói trên đúng hay không? Chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin đã đưa ra những lời bình luận cho Sputnik.

Có thể thấy, những kết luận trên đây là quá vội vàng. Nhiều khả năng J-15 vẫn tham gia lực lượng nòng cốt của tàu sân bay Trung Quốc trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ nữa. Chiến đấu cơ này sẽ được hoàn thiện, còn những khiếm khuyết của nó hiện nay sẽ dần dần được xử lý.

Su-57 - Sputnik Việt Nam
NI so sánh khả năng giữa Su-57 "chết chóc" và J-20 của Trung Quốc
Bản thân việc phát triển phi cơ dùng cho tàu sân bay thế hệ sau ở Trung Quốc không phải là tin gì mới, và không có nghĩa là loại chiến đấu cơ hiện nay có vấn đề gì đó quá căng, không thể giải quyết được. Triển khai công việc cho loại máy bay thế hệ mới là việc cần làm ngay từ giai đoạn chuẩn bị cho việc sản xuất hàng loạt — đó là nguyên tắc làm việc của ngành công nghiệp hàng không quân sự Trung Quốc.

Ví dụ, được biết rằng Tổng công ty Hàng không Công nghiệp Thẩm Dương triển khai công việc đối với chiến đấu cơ thế hệ thứ sáu còn trước khi loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm hiện nay J-20, sản xuất tại Thành Đô, được đưa vào sản xuất hàng loạt. Những thông tin lẻ tẻ về việc máy bay chiến đấu tiềm năng J-31 (FC-31) phiên bản hoạt động trên biển sẽ được sử dụng với tư cách là phi cơ dùng cho tàu sân bay xuất hiện từ trước đó nữa.

© REUTERS / Tim HepherFC-31
FC-31 - Sputnik Việt Nam
FC-31

Vấn đề là ở chỗ, kể cả phiên bản FC-31 cơ sở chuyên sử dụng trên đất liền hiện vẫn còn đang trải qua quá trình bay thử nghiệm, hơn nữa, xét về mọi khía cạnh, đây mới là giải đoạn thử nghiệm ban đầu. Phiên bản thứ hai, được thay đổi đáng kể so với phiên bản ban đầu, và là nguyên mẫu của máy bay này, tận cuối năm 2016 mới bắt đầu được bay thử nghiệm. Trước khi kết thúc thử nghiệm phiên bản máy bay cơ sở dùng cho mặt đất còn cần thử nghiệm vài nguyên mẫu máy bay nữa.

China unveils its J-20 stealth fighter on an air show in Zhuhai, Guangdong Province, China, November 1, 2016. - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc: "Chiến thần" J-20 đã thật sự sẵn sàng
Sau khi kết thúc chương trình thử nghiệm phiên bản máy bay dùng trên đất liền (bản thân quá trình thử nghiệm này có thể kéo dài nhiều năm) và đưa FC-31 vào sản xuất hàng loạt, sẽ đến lượt thử nghiệm phiên bản phi cơ bay trên biển, và hẳn là hiện nay các kỹ sư đang thực hiện công việc này. Ở đây phải có sự kết hợp giữa kết quả của các thử nghiệm phiên bản máy bay dùng cho đất liền, nhưng đồng thời cũng có những khác biệt để phù hợp với việc sử dụng cho tàu sân bay. Công việc này cũng kéo dài hàng vài năm mới xong. Sau đó là tới giai đoạn triển khai sản xuất hàng loạt, giải quyết những vấn đề chắc chắn sẽ xảy ra về chất lượng, cũng như phát triển chiến thuật sử dụng của loại máy bay này. Nhiều khả năng phải tới tận giữa hoặc nửa sau của thập kỷ tới, những chiếc phi cơ J-31 dùng cho tàu sân bay mới đạt tới mức độ sẵn sàng chiến đầu ở giai đoạn đầu. Còn tạm thời từ nay đến đó, quân đội Trung Quốc đành buộc phải dùng tạm J —15.

Nhiều khiếm khuyết nhỏ của J —15, là nguyên nhân đưa tới bốn vụ tai nạn máy bay mà tờ South China Morning Post nhắc tới, không có gì đáng ngạc nhiên. Hồi đó Trung Quốc định tiết kiệm tiền một chút. Thay vì mua lô chiến đấu cơ Su-33 và giấy phép sản xuất, người Trung Quốc quyết định mua với giá rẻ chiếc Su-33 (dưới cái tên T-10K-7) của Ukraina, là loại máy bay nguyên mẫu từng chuyên được sử dụng để bay thử nghiệm. Sau khi nhận được chiếc phi cơ trong tình trạng không bay được, các kỹ sư Trung Quốc đã bắt tay vào việc tạo ra một bản sao tốt hơn.

Chengdu J-20 - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc trang bị cho quân đội máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20
Đương nhiên là phía Trung Quốc không được tiếp cận với những biện pháp cải tiến được tiến hành sau đó ở Nga, cũng như không biết về việc nghiên cứu, phát triển những cách tiếp cận đúng đắn để sử dụng loại máy bay này. Cuối cùng, việc thiết kế J-15 kéo dài hơn dự kiến, gây chi phí tốn kém, còn những chiếc máy bay đầu tiên không có độ tin cậy cao.

Tuy nhiên, kết cấu cơ sở của J-15 khá phù hợp cho một phiên bản phi cơ chiến đấu trên biển. Máy bay này có tầm bay xa và được trang bị vũ khí mạnh. Còn nữa, ưu thế quan trọng của loại máy bay này về khía cạnh sử dụng là ở chỗ: về mặt kết cấu cũng như về mức độ thống nhất, nó gần với các loại máy bay J-11B/BS, J-16, Su-30 đang được Hải quân Trung Quốc sử dụng trong lực lượng hàng không ven biển. Chỉ cần bỏ ra thêm một khoảng thời gian và ít tiền, nhiều khả năng người Trung Quốc có thể vượt qua những khó khăn tạm thời và sẽ có được trong tay một chiếc phi cơ dùng cho tàu sân bay mạnh mẽ, với độ tin cậy cao.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала