Về sự phát triển của loại vũ khí này và các tính năng của nó — theo tài liệu của "Sputnik".
Trong cuộc chiến tranh Liên Xô — Phần Lan năm 1939-1940. Hồng quân tấn công vào "đường Mannerheim" — hệ thống phòng ngự ba lớp bằng đá granite, công sự bê tông và bọc thép trong vùng gọi là "eo Karelia" giữa vịnh Phần Lan và Hồ Ladoga. Sau lần lấn công đầu tiên thất bại và thiệt hại lớn về nhân sự, chỉ huy Liên Xô quyết định sử dụng pháo binh cỡ lớn hơn. Đặc biệt hiệu quả là pháo tự hành 203-milimet B-4. Những viên đạn phá bê tông làm nổ tung boongke tường dày hai mét, nhiên liệu, vũ khí và biến chúng thành đống đổ nát. Quân lính Phần Lan choáng váng gọi B-4 là "búa tạ Stalin " cho sức mạnh hủy diệt của viên đạn.
Ngay sau Thế chiến II, những quả bom bê tông mạnh mẽ hơn có trọng lượng tới 500 kilôgam được sử dụng trên máy bay ném bom. Những đạn dược như vậy qua nhiều giai đoạn hiện đại hoá vẫn được VKS Nga sử dụng cho đến ngày nay, ở cả Syria, phá hủy các boongke kiên cố, trung tâm chỉ huy của những kẻ khủng bố, kho vũ khí ngầm, các hệ thống thông tin liên lạc. Có cả loại bom phá bê tông rơi tự do và loại được trang bị động cơ tăng tốc phản lực (phản lực — tích cực).
Bom phá bê tông BetAB-500 loại thông thường rơi từ độ cao vài ngàn mét, vì vậy nó có tốc độ khủng khiếp, cung cấp năng lượng động năng đủ để xuyên thủng mọi trở ngại. Quả bom này xuyên vào bê tông đến độ dày 1m hoặc 3 mét đất. Có phiên bản bom 500 kg phá bê tông bom được trang bị dù ổn định bay và động cơ phản lực cho khả năng tăng tốc khi đến gần mục tiêu. Quả bom như vậy có thể được ném từ độ cao thấp. Ngoài ra, nó chính xác hơn nhiều so với bom thông thường. Ngoài ra còn có bom mảnh phá bê tông RBC-500U, bao gồm 10 đầu đạn nhỏ. Nó được thiết kế để đánh phá các mục tiêu như sân bay hoặc đường cao tốc với lớp phủ bề mặt bằng bê tông.
Rõ ràng là bom, đạn phá bê tông sẽ không sớm phải "về hưu".