Nga sẵn sàng giúp Hoa Kỳ giải quyết vấn đề CHDCND Triều Tiên

© AP Photo / Andrew HarnikWashington, Hoa Kỳ
Washington, Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Helsinki là một bước ngoặt trong quan hệ song phương. Chuyên gia Zhong Jianping từ Trung Tâm Nghiên cứu Nga tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội tỉnh Hắc Long Giang nói như vậy trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

Quan hệ Nga-Mỹ đang chịu gánh nặng của những vấn đề giả tạo rất xa lạ với các vấn đề tối quan trọng đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, chuyên gia Trung Quốc nhận xét. Cuộc gặp thượng đỉnh ở Helsinki giúp thực hiện những bước đi đầu tiên nhằm dọn dẹp đống sự thù địch những năm gần đây, để từ bỏ sự đối đầu giữa hai nước thông qua việc khôi phục sự tin cậy giữa hai nhà lãnh đạo, ông Zhong Jianping nhận xét:

Donald Trump và Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam
Hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ ở Helsinki: Lại một lần nữa tái khởi động?

"Tôi cho rằng, cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo Nga và Hoa Kỳ ở Helsinki có thể được xem xét như một bước ngoặt trong quá trình phát triển quan hệ song phương. Đây là cuộc gặp chính thức đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo của Nga và Hoa Kỳ sau khi Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ vào tháng 1/2017. Tôi có thể nói rằng, việc lãnh đạo hai nước ngồi bên bàn đàm phán tự nó là một bước đột phá hết sức quan trọng. Nhờ cuộc gặp này, lãnh đạo của hai nước đã gửi một tín hiệu cho cộng đồng quốc tế về ý định cải thiện quan hệ song phương và giảm bớt căng thẳng trong quan hệ Nga-Mỹ. Cuộc khủng hoảng Ucraina, vấn đề Crưm, các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ chống lại Nga, cái gọi là "Russiagate" do vụ đầu độc cựu điệp viên tình báo Nga ở Anh — tất cả điều đó đã làm cho quan hệ Nga-Mỹ rơi xuống mức thấp nhất. Song, trên thực tế, vấn đề Ukraina, vấn đề Crưm và một số vấn đề khác đều là những vấn đề thứ yếu đối với an ninh quốc gia Mỹ. Đặc biệt là Nga và Hoa Kỳ có nhiều vấn đề chung ảnh hưởng đến lợi ích của họ, và các nội dung đó cần được thảo luận. Đây là sự hợp tác trong không gian vũ trụ, cuộc chiến chống khủng bố, kiểm soát vũ khí hạt nhân. Tôi cho rằng, nhờ vào cuộc đối thoại này, mối liên hệ giữa Nga và Hoa Kỳ ở những lĩnh vực này sẽ dần dần hồi phục lại mức trước, và sẽ giúp giảm thiểu sự căng thẳng giữa hai nước".

© Sputnik / Aleksey Nikolskyi / Chuyển đến kho ảnhDonald Trump và Vladimir Putin
Donald Trump và Vladimir Putin  - Sputnik Việt Nam
Donald Trump và Vladimir Putin

Trong số các vấn đề khu vực đã được thảo luận tại cuộc gặp thượng đỉnh  Nga-Mỹ, Syria có lẽ là trọng tâm chú ý. Sau cuộc đàm phán, ông Putin bày tỏ hy vọng sẽ đạt được tiến bộ trong quan hệ với Mỹ về vấn đề Syria. Về phần mình, Tổng thống Mỹ nhận xét rằng, lập trường của Mỹ và Nga về Syria không khác nhau nhiều lắm. Donald Trump cũng khẳng định rằng, tại cuộc gặp với Vladimir Putin họ đã thảo luận về cuộc chiến chống nhóm "Nhà nước Hồi giáo" (tổ chức bị cấm ở Nga) và chủ nghĩa cực đoan nói chung.

Cuộc trao đổi ý kiến về Syria là hữu ích, nhưng, tại một cuộc gặp không thể đạt được sự đồng thuận giữa Nga và Mỹ, chuyên gia Trung Quốc nhận xét:

"Ít có khả năng hai nhà lãnh đạo có thể đạt được tiến bộ đáng kể trong vấn đề Syria chỉ nhờ một cuộc gặp. Vấn đề Syria là rất phức tạp. Ngoài hai cầu thủ  - Nga và Hoa Kỳ, vấn đề này cũng ảnh hưởng đến lợi ích của các nước trong khu vực. Tham gia giải quyết vấn đề Syria còn có các nước như Israel, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. Do đó, cuộc gặp ở Helsinki giữa hai nhà lãnh đạo Nga và Hoa Kỳ khó có thể đóng góp vào tiến bộ đáng kể trong vấn đề Syria. Ngay cả khi chúng ta loại trừ ảnh hưởng của các yếu tố khu vực, Nga và Mỹ vẫn không thể tìm ra được mẫu số chung chỉ trong một cuộc gặp duy nhất của hai nhà lãnh đạo. Hơn nữa, tại cuộc gặp thượng đỉnh, hai bên không thông qua văn kiện cụ thể nào".

© AFP 2023 / Brendan SMIALOWSKI Donald Trump và Vladimir Putin
Donald Trump và Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam
Donald Trump và Vladimir Putin

Sau cuộc gặp thượng đỉnh, ông Putin cho biết rằng, tại cuộc đàm phán ông đã nói về mối lo ngại của Nga trước việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran. "Phía Mỹ biết rõ lập trường của chúng tôi, lập trường này vẫn không thay đổi. Tôi muốn nhấn mạnh rằng, nhờ vào thỏa thuận hạt nhân, Iran đã trở thành một quốc gia được thanh sát chặt chẽ nhất trên thế giới dưới sự kiểm soát của IAEA. Điều đó bảo đảm một cách chắc chắn rằng, chương trình hạt nhân của Iran mang tính cách thuần túy hòa bình", — Tổng thống Nga nhấn mạnh.

Khi trả lời phỏng vấn của Fox News, ông Trump đã thừa nhận rằng, tại cuộc gặp thượng đỉnh Vladimir Putin đã đề nghị giúp ông giải quyết vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Bình luận về nội dung này trong cuộc đàm phán, Tổng thống Nga lưu ý rằng, cần phải có các cam kết quốc tế để phi hạt nhân hóa hoàn toàn CHDCND Triều Tiên. Nga sẵn sàng đóng góp vào nỗ lực này, ông nói.

Kim Jong-un - Sputnik Việt Nam
Kim Jong-un muốn biến Bắc Triều Tiên thành "đất nước bình thường"

Bộ Ngoại giao Nhật Bản không bình luận về kết quả cuộc gặp thượng đỉnh ở Helsinki. Đồng thời, cơ quan ngoại giao của nước này lưu ý rằng, Nga là một cầu thủ quan trọng trong cộng đồng quốc tế:

"Chúng tôi cho rằng, cuộc đối thoại Nga-Mỹ là quan trọng trong quá trình giải quyết các vấn đề quốc tế phức tạp nhất, chủ yếu các vấn đề liên quan đến Bắc Triều Tiên và Syria".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала