Khi bóng đá Việt loạn từ trên xuống dưới

© Ảnh : H.A/Lao ĐộngCĐV Nam Định đuổi đánh trọng tài.
CĐV Nam Định đuổi đánh trọng tài. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tan hoang VFF. Bóng đá Việt Nam đang rơi vào thời kỳ loạn theo cách rất đáng sợ mà chẳng ai có trách nhiệm.

Đại hội Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) khoá VIII bị trì hoãn nhiều lần vì không tìm được người xứng đáng với trọng trách đầu tàu và cả vì "đấu đá" lẫn bê bối của lãnh đạo, các giải chuyên nghiệp trong nước loạn ở khâu tổ chức, để xảy ra các sự cố và nghi vấn tiêu cực. Bóng đá Việt Nam đang rơi vào thời kỳ loạn theo cách rất đáng sợ mà chẳng ai có trách nhiệm.

Bầu Tú (phải) làm phó Chủ tịch VFF thì bầu Đức bỏ bóng đá. - Sputnik Việt Nam
Quan chức VFF, VPF phải tự biết xấu hổ!

Tan hoang VFF

Sau nhiều những sự cố xảy ra ở thượng tầng VFF, cuối cùng ông Trần Quốc Tuấn — Phó Chủ tịch VFF — cũng buộc phải rút khỏi cuộc đua vào "ghế" Chủ tịch VFF khoá VIII. Và khi ông Tuấn chính thức xin rút thì VFF nhiều khả năng sẽ có một bộ máy nhân sự mới gần như 100% ở nhiệm kỳ tới. Đây là điều khiến nhiều người lo ngại về một nhiệm kỳ sẽ không có nhiều tính kế thừa, trong khi đó thách thức đặt cho những người mới lại không hề nhỏ.

Nhìn lại cách ra đi của những nhân sự chủ chốt trong Thường trực VFF nhiệm kỳ VII, nhiều người không khỏi ngao ngán cho bức tranh ở thượng tầng bóng đá Việt Nam. Đầu tiên là việc Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng xin rút lui vào hậu trường vì lý do sức khoẻ khi mới nhậm chức được nửa nhiệm kỳ. Biết bao kỳ vọng được đặt vào ông, biết bao lời hứa ông tuyên bố sẽ làm cho bóng đá Việt Nam bỗng chốc tan thành mây khói. Cũng chẳng ai dám truy cứu và bắt ông phải chịu trách nhiệm vì thất hứa. Thậm chí, khi ông bày tỏ nguyện vọng xin rút hẳn khỏi ghế chủ tịch thì lại không được cấp trên thông qua vì sợ VFF sẽ loạn. Thế nhưng, rốt cuộc thì sự ở lại của ông Dũng đến giờ phút này lại càng làm cho VFF thêm sóng gió, ân oán, bè phái.

Phó Chủ tịch VFF Nguyễn Xuân Gụ - Sputnik Việt Nam
Phó Chủ tịch VFF Nguyễn Xuân Gụ lên tiếng về tin đồn bị bắt khi "mua dâm ở khách sạn"
Tiếp đến là việc Phó Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức từ chức và sau đó tự ái rút lui luôn khỏi cuộc bầu bán thiếu minh bạch. Ông Đức rút lui có kế hoạch nhưng sau đó, vì tiêu chí "bằng đại học" mà ông Đức vô tình được đặt vào trong kế hoạch buộc phải rút lui. Tất cả đều hiểu, không có cuộc hạ bệ nào nhắm vào ông, mà ông chỉ vô tình trở thành một nạn nhân bất đắc dĩ mà những phe phái đấu đá cũng không tính đến. Và cuối cùng, ông rơi vào thế một mình chống lại những người "cùng thuyền" với mình.

Thế là đến lượt ông Trần Anh Tú — Uỷ viên Thường trực VFF khoá VII — cũng bật bãi khỏi cuộc đua vào chức Phó Chủ tịch VFF phụ trách tài chính khoá VIII. Bởi không chỉ bầu Đức công khai trong ngọn cờ phản đối ông, mà do bản thân ông không khiến mọi người tin tưởng mình có thể ôm đồm mọi việc. Sau khi ông Tú rút thì chính bầu Đức cũng nói rằng chẳng ghét bỏ gì ông Tú, mà chỉ bởi không tin rằng ông Tú là "siêu nhân". Ngẫm lại đến thời điểm này thì đó là những điều hợp lý, bởi ngay cả mấy giải chuyên nghiệp như V.League, hạng Nhất, hạng Nhì ông Tú điều hành còn chưa xong nói gì đến việc ôm thêm cả núi việc ở VFF.

Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Vương Bích Thắng. - Sputnik Việt Nam
Chỉ lo đấu đá: Vụ lãnh đạo VFF phải “có bằng cử nhân”- Ai là tác giả của “tác phẩm” này?
Và người ít ai ngờ sẽ dính "phốt" rồi phải đầu hàng nhất là Phó Chủ tịch VFF phụ trách truyền thông Nguyễn Xuân Gụ cũng buộc phải rút lui. Ông Gụ sau sự cố không đáng có đã phải xin từ chức đồng thời xin rút không tham gia tranh cử. Thế nhưng nhìn lại sự việc của ông Gụ, nhiều người vẫn nhìn nhận đó là sự cố đã được sắp đặt sẵn trong bối cảnh mà dường như tất cả đang đổ hết lỗi cho ông là người đứng sau mọi việc. Không thể phán xét bất cứ điều gì, thế nhưng dễ thấy khi ông chính là nạn nhân của cả hệ thống đấu đá.

VFF bị đánh và tự đánh nhau khiến cả thượng tầng tan hoang. Bây giờ, chỉ còn duy nhất ông Trần Quốc Tuấn là người đương nhiệm làm việc. Nếu chính thức rút khỏi cuộc đua vào "ghế" Chủ tịch VFF khoá VIII, ông Tuấn vẫn còn cơ hội tranh cử vào vị trí Phó Chủ tịch đương nhiệm hiện tại. Thế nhưng, việc xuất hiện ở nhiệm kỳ mới với tâm thế nào mới là điều đáng nói. Và liệu ông Tuấn có muốn làm việc ở VFF chỉ với danh cấp phó?

Một lãnh đạo cấp cao của Tổng cục TDTT từng than thở rằng, điều mà ông lo ngại nhất là VFF "thay máu" sẽ không bổ sung được những người có kinh nghiệm để làm việc. Một nhiệm kỳ mới không có tính kế thừa mà gần như đập đi xây lại sẽ rất dễ xuất hiện nhiều vấn đề nổi cộm sau đó. Hệ luỵ của nó là kéo sự phát triển của bóng đá Việt Nam đi xuống so với các nước khác trong khu vực và thế thời. Thành ra, sự trì trệ sẽ cứ thế kéo dài.

Bầu Đức đề nghị hoãn đại hội VFF để chấn chỉnh lại công tác tổ chức, nhân sự - Sputnik Việt Nam
"Cái tát cạn tình" của VFF với Bầu Đức và những câu hỏi không ai trả lời
Loạn các giải chuyên nghiệp

Khi ở thượng tầng tan hoang thì bên dưới các giải bóng đá chuyên nghiệp lại loạn chưa từng thấy. Ngay đầu giải, sự cố nghiêm trọng đã xảy ra khi một trọng tài bị đột quỵ rồi qua đời, xuất phát từ sự vô trách nhiệm khi VFF, VPF không tiến hành kiểm tra sức khỏe trước khi kiểm tra thể lực. Và rồi trong suốt 1 tháng diễn ra World Cup 2018, khi truyền thông ít quan tâm nhất thì cũng là lúc các giải đấu xuất hiện nhiều "biến" nhất.

Đầu tiên phải kể đến việc CĐV Nam Định làm loạn ở sân Thiên Trường tại vòng 18 V.League với hình ảnh người đàn ông mình trần vượt rào an ninh chạy xuống sân như chỗ không người đuổi đánh trọng tài. Nếu như CĐV, BTC sân sai ở vụ việc này 1 thì những người có trách nhiệm lại vô trách nhiệm 10. Đầu tiên là cách xử lý sự cố của ông trưởng giải với phát ngôn một cách coi thường phóng viên. Cụ thể, ông dẫn lời từ lực lượng bảo vệ để thông tin với báo chí rằng một số anh em phóng viên trẻ, cách tác nghiệp gây kích động cho khán giả, tạo điều kiện cho một vài thành phần quá kích có cơ hội để kích động thêm.

Trước Đại hội VFF luôn có rất nhiều chiến dịch vận động nhằm hạ thấp uy tín của đối thủ để tìm cách nâng cao bản thân của một số nhân vật - Sputnik Việt Nam
Đòn hiểm trước thềm Đại hội VFF
Sau đó đến việc Ban kỷ luật ra phát phạt với BTC sân Nam Định nhưng bỏ qua vụ việc phóng viên bị hành hung, coi như không có chuyện gì xảy ra. Khi trả lời thắc mắc của báo chí, Trưởng Ban kỷ luật VFF Nguyễn Hải Hường còn tuyên bố một cách vô trách nhiệm rằng báo cáo của VPF gửi lên Ban kỷ luật về sự cố trên SVĐ Thiên Trường xảy ra tối ngày 6.7 chỉ đề cập một cách chung chung, không cụ thể đến việc 2 phóng viên bị đánh khi tác nghiệp tại hiện trường.

Mới nhất, chiều 18.7 sau khi để thua CLB Phố Hiến 1-4 và không thể lên hạng Nhất 2019, một số cầu thủ của CLB Bà Rịa — Vũng Tàu đã đuổi đánh trọng tài. Đây là một hành vi phi thể thao gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh bóng đá Việt Nam. Những hình ảnh được chia sẻ khiến nhiều người sửng sốt. Bởi trong bối cảnh bóng đá Việt Nam đang lên chuyên nghiệp vẫn tồn tại những cầu thủ vô văn hoá, phi thể thao như vậy.

Chủ tịch VFF kiêm Trưởng Tiểu ban nhân sự Đại hội, ông Lê Hùng Dũng - Sputnik Việt Nam
VFF làm gì để lời hứa không bay theo gió?
Còn trong trận đấu giữa TPHCM và SHB Đà Nẵng thuộc vòng 19 V.League 2018 diễn ra trên sân Thống Nhất, cả lãnh đạo và ban huấn luyện đội bóng sông Hàn đã nhảy vào sân chỉ mặt, cãi vã, phản đối trọng tài khiến trận đấu gián đoạn đến 10 phút. Nhiều người nói rằng, hành vi của những lãnh đạo và cầu thủ Đà Nẵng chỉ khác sự cố của Long An ở mùa giải 2017 một cú xoay lưng chổng môn của thủ môn, giống kiểu Minh Nhựt.

Chưa dừng lại ở đó, trong suốt 1 tháng diễn ra World Cup, số bàn thắng của các trận tăng lên bất thường. Điển hình, có 38 bàn thắng được ghi ở vòng 18 V.League 2018, tức là trung bình hơn 5 bàn thắng/trận đấu. Số bàn thắng nhiều người ví von ở "giải làng hơn cả đẳng cấp" của World Cup 2018. Nhiều người có thể giải thích bóng đá có thể xảy ra bất ngờ nhưng mặt khác CĐV có quyền nghi ngờ về Hà Nội và những đội bóng anh em.

Bóng đá Việt Nam vẫn còn dư âm của sự thăng hoa đến từ hiệu ứng U.23 nhưng đã đến lúc, tất cả phải đối mặt với sự thật.

Theo: Lao Động    

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала