Trong năm 2016, theo thống kê của nhiều trang thông tin chuyên về quân sự, Hải quân nhân dân Việt Nam khi đó đã tiếp nhận tổng cộng 5 tàu ngầm diesel-điện Kilo 636 sản xuất tại Nga, lúc này chúng ta đứng thứ 25 thế giới và thứ 2 khu vực Đông Nam Á (đồng hạng với Indonesia và đứng sau Singapore khi hải quân bạn có 6 tàu ngầm).
Sang đến đầu năm 2017, Việt Nam được Nga bàn giao nốt tàu ngầm Kilo 636 cuối cùng, giúp hoàn thiện lực lượng chiến đấu dưới nước đồng thời đưa chúng ta lên vị trí số 1 ASEAN, chia sẻ ngôi vị này cùng với Hải quân Singapore.
Tuy nhiên sang tới năm 2018, thống kê của trang Naval Analyses đã cung cấp một diễn biến mới, đó là Việt Nam từ chỗ đồng hạng với Singapore thì nay đã độc chiếm vị trí số 1 khu vực về quy mô hạm đội tàu ngầm.
Hải quân Indonesia vẫn ổn định ở vị trí thứ 3 với tổng cộng 5 tàu ngầm, bao gồm 2 chiếc Cakra (tên Indonesia đặt cho lớp tàu ngầm Type 209/1300 của Đức) và 3 chiếc thuộc lớp Nagapasa (phiên bản tàu ngầm Chang Bogo do Hàn Quốc chế tạo, cần lưu ý là Chang Bogo được xem như biến thể Type 209/1400).
Hải quân Hoàng gia Malaysia cũng không thay đổi quy mô hạm đội tàu ngầm với 2 chiếc thuộc lớp Scorpene sản xuất tại Pháp, mặc dù số lượng ít nhưng đây lại là tàu ngầm được đánh giá tốt nhất khu vực.
Với số lượng tàu ngầm lên tới 5 chiếc và thuộc loại khá hiện đại, nhẽ ra Indonesia phải đứng thứ 2 sau Việt Nam tuy nhiên không hiểu sao trong bảng xếp hạng họ vẫn giậm chân ở vị trí thứ 3. Phải chăng Naval Analyses tính tới cả 2 chiếc Type 218SG đang đặt mua của Singapore?
Ngoài ra Hải quân Indonesia cũng đang lên kế hoạch hợp tác với Hàn Quốc để đóng mới thêm một số tàu ngầm lớp Nagapasa, hiện tại chưa rõ số lượng cụ thể nhưng nếu mọi việc tiến triển thuận lợi thì với tiềm lực kinh tế và khoa học kỹ thuật của mình, Quốc gia Vạn Đảo mới thực sự độc tôn ngôi vị dẫn đầu.
Bên cạnh đó chính phủ nước này đã công bố dự án đầy tham vọng kéo dài 7 năm để chế tạo tàu ngầm mini nội địa lớp Chalawan. Tuy rằng đi sau nhưng Thái Lan cho thấy họ sẽ là một lực lượng không thể coi thường.
Theo: Thời đại