Xác minh tài sản ông Đinh La Thăng: Phải làm kỹ

© Ảnh : TTXVNĐinh La Thăng
Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Có thể công khai tên tuổi người phải bồi thường tiền cho Nhà nước lên báo chí để người dân biết và chỉ ra tài sản ở đâu.

Cơ quan thi hành án bắt đầu xác minh tài sản của ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam để thi hành án.

Bị cáo Đinh La Thăng (SN 1960), nguyên Chủ tịch HĐQT/HĐTV PVN) và các bị cáo nghe hội đồng xét xử đọc bản tuyên án. - Sputnik Việt Nam
Bắt đầu xác minh tài sản của ông Đinh La Thăng

Trong 2 bản án, tổng số tiền ông Thăng phải bồi thường là 630 tỷ đồng.

Trước khi đi sâu vào vụ việc này, Luật sư (LS) Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, cần phải phân biệt rõ tài sản do phạm tội mà có và tài sản để bồi thường.

Theo đó, tài sản do phạm tội mà có thì phải tịch thu, còn trong bản án tuyên bị cáo phải bồi thường thì nghĩa là bị cáo phải dốc túi riêng, tài sản riêng để bồi thường.

Ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam chính thức yêu cầu làm rõ người đứng sau ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh
Đi sâu phân tích cụ thể, LS Trần Quốc Thuận cho biết, tài sản trong mỗi vụ án thường có nhiều nguồn, chẳng hạn tài sản giao dịch bất hợp pháp, tài sản do làm ăn hợp pháp, tài sản có được do tham ô, tài sản do tặng quà và những tài sản liên quan khác…

Trong quá trình điều tra phải kê biên các tài sản này.

Bên cạnh đó, có trường hợp sau khi điều tra xong, xử án xong mới phát hiện những tài sản khác.

Ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM. - Sputnik Việt Nam
Ông Đinh La Thăng: “Tôi không có tội!”
Khi ấy, về mặt pháp lý bị vướng ở chỗ: tài sản ấy được hình thành trước khi bị cáo giữ chức ấy hoặc có trước khi họ có điều kiện tham nhũng hay chiếm đoạt, gọi là tài sản có từ trước.

"Cái khó là tài sản có từ trước hay tài sản của một người nào khác, như bà con, để lại cho thừa kế thì tài sản đó gọi là tài sản riêng, không liên quan đến vụ án. Tịch thu tài sản ấy cũng là khó. Trên thực tế, bản án tuyên bị cáo phải bồi thường một số tiền nhất định, như trong trường hợp của ông Đinh La Thăng là hơn 600 tỷ đồng, nghĩa là bị cáo phải dốc túi ra, lấy tài sản của nhà, của riêng mình, tức tài sản có trong hợp pháp để bồi thường chứ không phải tịch thu. Ví dụ, với tài sản riêng, khi điều tra ra tài sản ấy đúng là của ông Đinh La Thăng thì cơ quan thi hành án sẽ phát mãi, cưỡng chế thi hành án. Việc đó có thể làm được, nhưng phải điều tra kỹ vì tài sản có thể không đứng tên ông Đinh La Thăng mà đứng tên người thân trong gia đình như vợ, con, anh chị em, bố mẹ…", nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội phân tích.

Ông Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
Ông Đinh La Thăng khẳng định có sự đồng ý của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Việc trong quá trình điều tra, xét xử, cơ quan tố tụng không kê biên tài sản liên quan đến ông Đinh La Thăng, LS Trần Quốc Thuận cho rằng đây là lỗ hổng trách nhiệm của cơ quan điều tra, cơ quan khởi tố vụ án. Đáng lẽ khi thấy dấu hiệu tham nhũng thì tất cả tài sản liên quan phải kê biên.

"Theo quy định của pháp luật, chỉ kê biên những tài sản trong phạm vi tài sản do phạm tội mà có, mà không kê biên tài sản ở bên ngoài. Bây giờ phát sinh trách nhiệm bồi thường thì như đã nói, bị cáo phải lấy lấy tài sản riêng của mình ra bồi thường", ông nói.

Chia sẻ với gánh nặng của cơ quan thi hành án khi xác minh tài sản, LS Trần Quốc Thuận cho biết, bản kê khai tài sản của ông Đinh La Thăng trước đây có thể là căn cứ ban đầu để xác minh tài sản.

"Nhưng có một thực tế là ở Việt Nam, khi cán bộ, công chức kê khai tài sản thì ai cũng nghèo nhưng rồi đùng ra biệt thự, villa, đất đai, nhà cửa…

Cái khó nhất trong chống tham nhũng là kê khai tài sản. Hơn một triệu người là công chức, lãnh đạo, cán bộ quản lý các cấp kê khai tài sản, thu nhập thì chỉ có 5 người bị kết luận là không trung thực. Kết quả ấy không biết nên cười hay mếu.

Vì lẽ đó, cần phải công bố công khai kê khai tài sản của công chức, lãnh đạo lên để người dân giám sát, kiểm tra và có thể chỉ ra những tài sản còn giấu giếm", ông nói thẳng.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - Sputnik Việt Nam
Vụ ông Đinh La Thăng và chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Cũng từ đề xuất này, ông Thuận cho rằng, ngoài việc sử dụng kê khai tài sản như một căn cứ để xác minh tài sản khi thi hành án, nên công khai tên tuổi những người phải bồi thường cho Nhà nước lên báo, đài.

Việc làm này nhằm mục đích để người dân biết và chỉ ra những tài sản khác còn giấu giếm của người phải bồi thường. Nếu phát hiện đúng thì người dân sẽ được thưởng.

 Trả lời báo chí về việc thi hành bản án dân sự buộc ông Đinh La Thăng bồi thường 600 tỷ đồng tại cuộc họp báo công tác tư pháp quý II/2018 ngày 20/7, ông Nguyễn Thanh Thủy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp), nhìn nhận sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì trong quá trình điều tra chưa áp dụng biện pháp bảo đảm để thu hồi tài sản.

Trong quá trình thi hành án, chúng tôi sẽ xác minh tài sản đối với trường hợp của ông Đinh La Thăng. Hiện chưa có kết cụ thể nên chúng tối tiếp tục thông tin sau", ông Nguyễn Thanh Thuỷ nói.

Theo: Báo Đất Việt

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала