Chúng tôi gửi tới bạn đọc chuyên mục "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".
Thông thường, chúng tôi giới thiệu thông tin về ngành du lịch Việt Nam ở phần cuối mục điểm báo. Nhưng lần này không thể làm như vậy bởi vì chủ đề nổi bật tuần và được quan tâm nhiều nhất trên mạng Internet là cây cầu vàng được xây dựng ở Đà Nẵng, đây là nội dung chính trong nhiều bài phóng sự đã xuất hiện trên báo chí của cả tân thế giới và cựu thế giới. Cây cầu vàng dài 150 mét uốn lượn trong lòng đôi bàn tay khổng lồ. Từ cây cầu này, khách du lịch ngắm cảnh đẹp ngoạn mục của núi rừng, cây cầu nổi bật giữa màu xanh của núi rừng và biển xanh. Theo tờ HuffPost, đây là "cây cầu tuyệt vời nhất trên thế giới" và địa điểm lý tưởng để chụp ảnh cho Instagram và lễ đám cưới. Tạp chí Pháp Paris Match cho biết thêm rằng, để thu hút khách du lịch trên đồi Bà Nà đã xây dựng cáp treo dài vài km và một ngôi làng Pháp thời trung cổ với lâu đài và nhà thờ, ngoài ra ở đây có bảo tàng tượng sáp với tượng Lady Gaga và Michael Jordan.
Bây giờ chúng ta xuống từ cây cầu vàng nằm ở độ cao hơn 1.000 m và về với những vấn đề của nền kinh tế Việt Nam được nêu lên trong bài viết của Reuters . Trong năm 2017, thị trường chứng khoán Việt Nam, động lực chính của châu Á, đã tăng trưởng 48 %, nhưng, bây giờ đã giảm 21% so với mức cao kỷ lục trong tháng Tư. Nguyên nhân là các nhà đầu tư đang lo lắng rằng, chuỗi cung ứng toàn cầu và nền kinh tế của Việt Nam có thể bị ảnh hưởng bởi mức thuế quan nặng nề của Mỹ. Một số nhà kinh tế đã khuyến cáo chính phủ phải phá giá tiền đồng để hỗ trợ xuất khẩu trong bối cảnh đồng nhân dân tệ và các đồng tiền khác trong khu vực đang bị mất giá. Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết rằng, Chính phủ sẽ hạn chế mức giảm giá của VND trong năm 2018 sẽ không quá 2%, và sẽ tuân thủ các mục tiêu kinh tế vĩ mô, trong đó có tăng trưởng GDP — 6,7%, và lạm phát — 4%.
Times of India có một bài viết dài về triển vọng phát triển quan hệ Việt Nam-Ấn Độ. Năm ngoái, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam —Ấn Độ đã tăng 42% và đạt 7,7 tỷ USD. Nhưng, hợp tác chưa tương xứng tiềm năng giữa hai nước và chiếm ít hơn 10% trong tổng kim ngạch thương mại giữa Ấn Độ và ASEAN. Chính phủ của hai nước Việt Nam và Ấn Độ nhận thức được điều này và có ý định mở rộng quan hệ hợp tác. Tuy nhiên, mặc dù chính phủ của hai nước hiểu rõ, nền kinh tế của Việt Nam và Ấn Độ mang tính bổ sung cho nhau, sự hiểu biết này vẫn chưa đến với giới kinh doanh và các nhà hoạt động văn hóa.
Tình trạng này rất giống tình hình trong mối quan hệ Nga-Việt. Mức độ hợp tác kinh tế, văn hóa và nhân văn giữa hai nước chưa lên mức độ tiếp xúc chính trị và chưa tương xứng tiềm năng của hai nước.
Và cuối cùng — một câu chuyện về sự thành công. Daily Mail đăng tải một bài viết rất thú vị, trong đó kể về ông Trịnh Văn Quyết,4 3 tuổi, người đứng đầu một trong những "đế chế" bất động sản lớn nhất tại Việt Nam, đã từng nỗ lực thoát khỏi cuộc sống khó khăn ở miền quê nghèo. Ông đã thành lập Tập đoàn FLC — doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bất động sản, khai thác, chế biến khoáng sản và đào tạo nghề tại Việt Nam,và bây giờ ông truyền cảm hứng cho hãng hàng không mới Bamboo Airways. Mốc thời gian dự kiến cho chuyến bay đầu tiên của hãng Bamboo Airways là tháng 9 năm nay.
"Đây là một dự án rất mạo hiểm đòi hỏi nguồn vốn khổng lồ… và cơ hội thành công là tương đối thấp", — tác giả của bài viết trên Daily Mail cảnh báo.