Từ vụ 'Út trọc' nghĩ về khái niệm 'anh em ngoài xã hội'

© Ảnh : Văn Điệp - TTXVN Tiếp tục phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Đinh Ngọc Hệ cùng các đồng phạm
Tiếp tục phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Đinh Ngọc Hệ cùng các đồng phạm - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Các “anh em ngoài xã hội” có lẽ không chỉ là câu cửa miệng của riêng Út “trọc”, tức Đinh Ngọc Hệ- cựu thượng tá quân đội vừa lãnh án tù. Các “anh em ngoài xã hội” đã giúp Út “trọc” mua bằng giả để có thể chui sâu, leo cao…

Hồi mấy năm trước, cựu đại tá công an Dương Tự Trọng ra tòa (vì hành vi giúp anh trai bỏ trốn ra nước ngoài), cũng thừa nhận có sự giúp sức của "anh em ngoài xã hội".

"Anh em ngoài xã hội" là một khái niệm khá đặc biệt của một giai đoạn xã hội đặc thù như ở ta bây giờ. Nó cũng đặc biệt không kém gì khái niệm "xã hội hóa" theo kiểu rất…Việt Nam mà chúng ta đang quen dùng. Từ một khái niệm nền tảng của ngành nhân loại học, xã hội học, phản ánh quy luật tiến hóa thông qua quá trình tương tác của con người trước/với xã hội, nhưng tới Việt Nam, "xã hội hóa" bỗng trở thành một khái niệm hoàn toàn mang ý nghĩa kinh tế, từ thiện, nhân đạo (!).

Để thấy rằng, hai chữ "xã hội" ở ta có rất nhiều điều cần bàn. Không chỉ về mặt ngôn ngữ, và với ít dòng thế này.

Như với hai chữ "xã hội" mà ông Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa vừa nhận xét khi làm việc với cán bộ ngành tuyên giáo địa phương, rằng "cán bộ ta đang… quá sợ mạng xã hội!". Ông Nghĩa có lẽ đã thấy được cốt lõi vấn đề. Đó là không phải ở nội tại của công cụ giao tiếp trực tuyến như facebook. Mà là sự ngại ngùng, né tránh, "bưng tai bịt mắt" với chính bầu khí quyển cuộc sống mà tất cả chúng ta đang cùng duy trì sự sống và cuộc sống mỗi ngày, là xã hội. Khi cụm từ "bị đẩy ra ngoài xã hội" hiện vẫn luôn là cái gì đó thật đáng sợ.

Đại tá Phùng Danh Thắm - Sputnik Việt Nam
Đại tá Phùng Danh Thắm rất buồn vì quân nhân “Út trọc” Đinh Ngọc Hệ

Với những khế ước xã hội, con người từ bỏ "trạng thái tự nhiên" hay một cộng đồng mang tính hoang dã để hướng tới những thể chế của trật tự, văn minh và công bằng. Và dẫu xã hội loài người luôn tồn tại xung đột, nhưng nền tảng khế ước là không thể khác.

"Con người là một sinh vật mang tính chính trị", từ 2.000 năm trước, triết gia Hy Lạp cổ đại Aristotle đã chỉ rõ trong tác phẩm kinh điển "The Politics" (Chính trị luận — Nxb Thế giới, 2015 — dịch giả Nông Duy Trường). Là một người tốt không thôi chưa đủ, mà theo Aristotle, một chế độ sẽ có cơ nguy trở nên "xấu", và "thoái hóa" nếu những người dân tốt nhưng không tích cực tham gia vào đời sống chính trị của chế độ ấy.

Ngoài xã hội, thì sẽ có "trong" xã hội? Là những gì nằm trong bộ máy, thuộc về guồng máy vận hành của chính thể? Như kiểu thời xưa bao cấp, có khái niệm "chân trong chân ngoài".

Vẫn biết "anh em ngoài xã hội" kể trên vốn ám chỉ những thế lực "đen" mà thời nào cũng có. Nhưng những ông bà sửa điểm thi ở mấy tỉnh đều là lãnh đạo, quản lý chứ có phải người "ngoài xã hội", mà dám làm việc tày trời?

Tiếp tục phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Đinh Ngọc Hệ cùng các đồng phạm - Sputnik Việt Nam
Út "trọc" Đinh Ngọc Hệ: "Bị cáo là nông dân, học hành ít, gia đình nghèo khổ"

Vẫn lưu truyền câu chuyện từ thế kỷ 19 về một người đàn ông ở Anh đưa cả gia đình hàng chục người ra hoang đảo tít tắp để sống suốt 36 năm trời. Những Robinson ấy, hay cha con "người rừng" ở Quảng Ngãi mới đây có sống "ngoài xã hội" không? Bá Di, Thúc Tề thời hiện đại có còn không? Khế ước nào dành cho những cặp trai gái mây mưa trong rạp phim, quán trà sữa? Có ngoài xã hội không? Mạng xã hội là trong hay "ngoài xã hội"?

Cụm từ hẳn sẽ còn lưu truyền lâu lâu nữa, như một thứ thành ngữ dân gian hiện đại. Và tất nhiên vấn đề không thể chỉ bàn luận với ít dòng thế này.

Nguồn: tienphong

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала