Kinh nghiệm, trách nhiệm quá nhiều, sao chưa thấy "từ nhiệm"?

© AP Photo / Tran Van MinhHai cảnh sát cầm lá cờ Việt Nam tại cuộc duyệt binh kỷ niệm lần thứ 70 ngày Quốc khánh Việt Nam
Hai cảnh sát cầm lá cờ Việt Nam tại cuộc duyệt binh kỷ niệm lần thứ 70 ngày Quốc khánh Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Người Việt vốn dị ứng với “sợi dây kinh nghiệm” được rất nhiều tổ chức, cá nhân rút từ thế kỷ trước sang thế kỷ này vẫn chưa hết, theo GDVN.

Vài năm trở lại đây, khi thực phẩm bẩn tràn lan khắp mọi ngõ ngách, trong "thực đơn tinh thần" của dân chúng xuất hiện món "Kinh điển hấp lại" là "nhận trách nhiệm".

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: 'Tôi xin nhận trách nhiệm'

Không phải tự nhiên mà dân chúng bảo đó là món "khoái khẩu" của hơi bị nhiều vị có hàm đứng đầu cơ quan cấp Bộ. 

Lượm lặt tin tức trên báo trong vòng 5 năm tính từ ngày bài về Bộ trưởng Bộ Nội vụ được đăng (20/11/2013) đến bài về Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (đăng ngày 1/8/2018), dân chúng không hiểu sao Nội các thời kinh tế tri thức mà nước nhà lại có nhiều vị Bộ trưởng "nhận trách nhiệm" đến thế!

Có phải "rút kinh nghiệm" và "nhận trách nhiệm" đều từ cái gốc "iệm" mà ra nên đọc cỏ vẻ na ná như kiểu anh em "con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh?".

Khi "sợi dây kinh nghiệm rút hoài không hết" thì "nhận trách nhiệm" cũng phải "dài" tương ứng? 

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ - Sputnik Việt Nam
"Bộ trưởng Nhạ nên xin lỗi"
Xin trích dẫn vài cái tít lượm lặt trên các báo chính thống: 

Bộ trưởng Nội vụ nhận trách nhiệm về 30% công chức "cắp ô". 

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Ba lần nhận trách nhiệm. 

Loạn kê toa thuốc, Bộ trưởng Y tế nhận trách nhiệm.

Bộ trưởng Nông nghiệp nhận trách nhiệm về khủng hoảng thừa lợn. 

Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể bất ngờ "xin lỗi và nhận trách nhiệm"
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể khẳng định sẽ chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước, thành thật xin lỗi các gia đình có nạn nhân bị tai nạn giao thông đường sắt trong thời gian vừa qua. 

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường nhận trách nhiệm về sự cố Formosa.

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nhận trách nhiệm về sự việc tại Cục Nghệ thuật Biểu diễn. 

Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Y tế, trả lời hội đồng xét xử - Sputnik Việt Nam
Xét xử vụ 9 nạn nhân chạy thận tử vong: Bộ Y tế nhận trách nhiệm
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhận trách nhiệm do 'còn nể nang'.

Bộ trưởng Tài chính:

"Sai thì chúng tôi chịu trách nhiệm và nhận sửa". 

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhận trách nhiệm về sai phạm thi trung học phổ thông quốc gia.

Được biết thời kỳ gần đây Chính phủ có 18 Bộ và 4 cơ quan ngang bộ.

(Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế.

Bộ trưởng Phạm Hồng Hà trả lời tại phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội - Sputnik Việt Nam
Vì sao Bộ trưởng Bộ Xây dựng VN “xin nhận trách nhiệm nhưng chưa dám cam kết khắc phục”?
Bốn cơ quan ngang bộ, gồm: Ủy ban Dân tộc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ).

Thống kê sơ bộ trong 5 năm có 10/18 vị Bộ trưởng "nhận trách nhiệm" nghĩa là "quá bán", nếu thống kê tiếp 8 bộ và 4 ủy ban còn lại, may mắn lắm thì tỷ lệ này sẽ "ổn định" hoặc chỉ có tăng chứ không thể giảm.

Trước hết, điều ai cũng nhận thấy là tất cả những vị Bộ trưởng đã "nhận trách nhiệm" chưa có ai tự nguyện từ nhiệm, kể cả ông Vũ Huy Hoàng từng là Bộ trưởng Bộ Công thương, người đã có tới "ba lần nhận trách nhiệm"!

Ngược dòng lịch sử, từng có vị Bộ trưởng từ nhiệm là ông Lê Huy Ngọ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Báo chí tường thuật lời ông như sau:

"Về trách nhiệm và ý thức chính trị thì mình ý thức rằng mình nên làm theo tổ chức (tức là xin từ nhiệm — NV). 

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ - Sputnik Việt Nam
'Tài năng như Bộ trưởng mà không dám từ chức?'
Vị Bộ trưởng thứ 10 trong danh sách thống kê nêu trên và cũng là vị Bộ trưởng mới nhất xin "nhận trách nhiệm" là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, vì thế cũng nên tìm hiểu đôi chút về "cái sự" nhận trách nhiệm này.

Trả lời báo chí, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nói:

"Hôm nay Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã nhận trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân về những tiêu cực phát sinh trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia vừa qua". 

Giá như Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ "nhận trách nhiệm" trước hết là với Nhân dân thì mới đúng tiêu chí Nhà nước "của dân, do dân và vì dân", thôi thì cũng đành phải thông cảm, ai chẳng có lúc lỡ lời.

Báo Infonet.vn, tờ báo điện tử của Bộ Thông tin và truyền thông dẫn lời một vị đại biểu Quốc hội:

"Là đại biểu dân cử, tôi đã nhìn thấy nhiều "cú rơi tự do" về niềm tin đối với nền giáo dục đào tạo trong dư luận xã hội suốt một thời gian dài. Rất nhiều tiếng nói từ lương tri đã được cất lên liên quan đến vấn đề thi cử trong giáo dục ở các cấp chứ không riêng gì kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông, nhưng rồi dường như những vấn đề đặt ra không nhận được câu trả lời thấu đáo, thay vào đó là những chương trình đổi mới đầy tính ảo vọng của những nhà quản lý giáo dục".

Phối cảnh dự án nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 - Sputnik Việt Nam
Vụ nhận chìm bùn thải xuống biển Vĩnh Tân: Trách nhiệm thuộc về Bộ Công thương?
Nói cho công bằng, nhận chức vụ Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo là một sự dũng cảm bởi suốt thời gian dài người theo "Ngành Giáo" luôn được xếp ở vị trí "chuột chạy cùng sào".

Người viết từng có nhận định không chính xác về "Quyền lực" của Tư lệnh ngành Giáo dục và Đào tạo, rằng vị Tư lệnh ấy chỉ có "quyền hành" mà không có "lực lượng". 

Phải nói lại thế này cho chính xác: Hai yếu tố "Quyền hành" và "Lực lượng" tạo nên khái niệm "Quyền lực" thì Tư lệnh ngành Giáo dục và Đào tạo mỗi thứ có một tí. 

Có "Quyền" ban hành thông tư, quy chế,… nhưng không được "Hành" bởi việc "Hành" thuộc về chính quyền địa phương, thiếu "Lực" — tức là ngân sách nhưng hơi thừa "lượng" ấy là đội ngũ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ được Hội đồng chức danh (do Bộ quản) phong mỗi năm ngót nghét nghìn người.

Ông Tất Thành Cang - Sputnik Việt Nam
Ông Cang nên từ chức?
Nói thế không có nghĩa là biện minh cho những gì đang xảy ra mà chỉ là khẳng định một thực tế, rằng với cơ chế hiện nay, ai lãnh đạo ngành Giáo dục cũng khó có thể thành công, cũng phải chuẩn bị "mũ cối" để "giơ đầu chịu báng".

Vấn đề ở chỗ người nhận nhiệm vụ có biết biết là khó thành công hay chỉ biết đó là vinh dự không thể chối từ?

Liệu trong thâm tâm, vị Tư lệnh ngành có tin vào năng lực bản thân trong việc xoay chuyển tình hình hay chỉ là noi theo cách của hai vị cựu Bộ trưởng trong Nội các:

"Về trách nhiệm và ý thức chính trị thì phải làm theo tổ chức" và "Xin nhường nhiệm kỳ sau giải quyết"?

Một thống kê trên Zing.vn cho thấy, chỉ trong một kỳ chất vấn tại Quốc hội với 4 vị Bộ trưởng, các vị này đã 324 lần "nhận trách nhiệm", 143 lần "sẽ cố gắng, sẽ rà soát, xin hứa", 99 lần "tiếp thu ý kiến của đại biểu".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала