Ông Robin Li, CEO kiêm nhà sáng lập công cụ tìm kiếm Baidu, vừa tuyên bố như vậy trên tài khoản WeChat cá nhân.
Trang The Intercept đã đưa tin dựa theo một số nguồn tin nội bộ Google về việc dịch vụ tìm kiếm Google đang sẵng sàn ra mắt công cụ tìm kiếm mới có tên Dragonfly được phát triển dưới dạng một ứng dụng Android. Công cụ tìm kiếm có khả năng xác định và lọc các kết quả bị chặn bởi pháp luật Trung Quốc, sẽ tự động xác định các trang web bị chặn bởi tường lửa lớn của Trung Quốc. Các trang web bị cấm đơn giản sẽ bị xóa khỏi kết quả tìm kiếm, trong khi không có kết quả nào được hiển thị cho các truy vấn tìm kiếm bị cấm. Điều này sẽ bao gồm toàn bộ nền tảng của Google, kể cả hình ảnh, video, v.v. Google đã không xác nhận (nhưng cũng không bác bỏ) thông tin đó và chỉ nói rằng, họ không có ý định bình luận về nội dung này. Tuy nhiên, các thị trường phản ứng ngay với thông tin này: giá cổ phiếu Baidu — công cụ tìm kiếm và công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc — giảm hơn 7%.
Tất nhiên, Google là một gã khổng lồ toàn cầu. Baidu sẽ gặp khó khăn nếu phải cạnh tranh với công ty này về mặt công nghệ và số lượng người dùng. Nhưng, ở đây nảy ra câu hỏi: Liệu những người dùng Trung Quốc có cần một công cụ tìm kiếm thay thế không? Có lẽ công cụ tìm kiếm Baidu, chiếm gần như toàn bộ thị trường Trung Quốc, hoàn toàn đáp ứng nhu cầu của họ, và Trung Quốc chỉ đơn giản không có nhu cầu về bất kỳ phương án thay thế được cung cấp bởi Google?
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, chuyên gia Trung Quốc về công nghệ Internet Liu Xingliang nhận định rằng, trong mọi trường hợp Google sẽ gặp khó khăn lớn nếu họ muốn giành lại thị phần đã bị mất trong sự cạnh tranh với Baidu":
"Nếu công cụ tìm kiếm Google trở lại Trung Quốc dưới dạng cũ mà nó đang hoạt động trên khắp thế giới, thì tất nhiên, người dùng Internet Trung Quốc sẽ hoan nghênh điều này. Nhưng, nếu Google sẽ phát triển công cụ tìm kiếm kiểm duyệt cho riêng Trung Quốc, ví dụ, nó sẽ tự động xác định các trang web bị chặn bởi tường lửa lớn của Trung Quốc, các trang web bị cấm đơn giản sẽ bị xóa khỏi kết quả tìm kiếm, thì chúng tôi không có nhu cầu về sản phẩm như vậy. Nếu Google bán mình với giá "30 đồng bạc", thì công ty sẽ mất lòng tin từ người dùng. Và ngay cả nếu Google vào thị trường Trung Quốc, hình ảnh của công ty sẽ bị hư hỏng".
Google luôn có một phương châm hoạt động được gói gọn trong cụm từ "Don't be evil" — "Đừng trở thành kẻ xấu xa". Trên thực tế, đây là cơ sở đạo đức của công ty. Khi Google rút khỏi Trung Quốc vào năm 2010, đồng sáng lập công ty Sergey Brin, người sinh ra ở Liên Xô, đã nói tóm tắt về ý thức hệ này: "Tôi lo lắng về điều này nhiều hơn những người khác bởi vì tôi sinh ra ở một quốc gia độc tài và tôi đã từng thấy những điều đó trong những năm đầu đời", - Sergey Bryn nói. Có lẽ, Google đã nói dối khi khẳng định rằng, họ đã rút khỏi Trung Quốc chỉ vì công ty không chịu tuân thủ chế độ kiểm duyệt. Bởi vì cho đến năm 2010, Google đã làm việc ở Trung Quốc và lọc nội dung theo tất cả các quy tắc của "tường lửa lớn của Trung Quốc". Song, sau đó hacker bắt đầu tấn công dịch vụ gmail, và Google bắt đầu chuyển lưu lượng truy cập tới máy chủ đặt tại Hồng Kông, nơi các truy vấn tìm kiếm không bị kiểm duyệt, và đã từ chối kiểm duyệt nội dung tìm kiếm theo yêu cầu của chính quyền Trung Quốc. Nhưng, tại sao Google đã từ chối — vì những cân nhắc ý thức hệ, hoặc vì những cân nhắc về an ninh công ty và lợi ích kinh doanh — chưa rõ.
"Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Đây là một thị trường vô cùng hấp dẫn đối với bất kỳ công ty nào. Tuy nhiên, 8 năm trước Trung Quốc cũng là rất hấp dẫn. Và những người sáng lập công ty vẫn còn ở vị trí lãnh đạo. Vậy tại sao công ty lại thay đổi chính sách một cách triệt để và muốn trở lại Trung Quốc? "
Có lẽ, câu trả lời là khá đơn giản. Những gã khổng lồ công nghệ — Google, Facebook — đã đạt đến một giới hạn nhất định trên thị trường thế giới. Gần đây giá cổ phiếu Facebook đã giảm gần 20% ngay sau khi công ty công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý II. Facebook đã không đạt kế hoạch doanh thu và lượng người dùng. Hơn nữa, Giám đốc tài chính của Facebook David Wehner cảnh báo trong tương lai tốc độ tăng trưởng doanh thu cũng sẽ giảm, lợi nhuận cũng sẽ giảm.
Các gã khổng lồ cần đến các thị trường chưa phát triển mạnh. Do đó, họ đang cố gắng đến Trung Quốc và sẵn sàng chấp nhận tất cả các yêu cầu của chính quyền địa phương.
Tuy nhiên, mặc dù họ sẵn sàng nhượng bộ, rất có thể các gã khổng lồ đã bỏ lỡ cơ hội vàng trong cuộc đấu tranh vì thị trường Trung Quốc. Các công ty Trung Quốc đã tạo ra một hệ thống khép kín của Internet địa phương. Baidu là công cụ tìm kiếm thay thế Google, Weibo thay thế Twitter, WeChat thay thế Whatsapp. Gần đây tờ New York Times nhận xét rằng, trong 10 năm qua, ở Trung Quốc xuất hiện cả một thế hệ đã trưởng thành mà không biết về sự tồn tại của Google, Facebook, Instagram hay Twitter. Người dùng Trung Quốc có đủ các dịch vụ tương tự cung cấp nội dung thú vị.