"Về mặt chính trị, nó chắc chắn sẽ dẫn đến sự suy giảm hơn nữa trong quan hệ Mỹ-Nga. Tất cả các khía cạnh tích cực được ghi nhận sau cuộc họp giữa hai vị tổng thống ở Helsinki, tất nhiên, sẽ gần như hoàn toàn bị san phẳng", — chuyên gia nhận xét.
Chuyên gia nhận thấy viễn cảnh thắt chặt hơn nữa các biện pháp trừng phạt liên quan đến tình trạng cục diện chính trị nội bộ trong nước Mỹ. Liệu có áp đặt làn sóng trừng phạt thứ hai hay không, và mức độ khắc nghiệt của nó đến mức nào, điều đó phụ thuộc vào ý nguyện của chính quyền Donald Trump muốn chứng tỏ khả năng tồn tại và độc lập chính trị của tổng thống, Batjuk nói.
Đồng thời, nhà phân tích chính trị không hy vọng rằng các đồng minh của Mỹ trên toàn thế giới sẽ làm theo tấm gương của Mỹ — cả trong khuôn khổ khối NATO và xa hơn nữa.
Biện pháp hạn chế của làn sóng trừng phạt thứ hai có thể áp dụng 90 ngày sau, chúng bao gồm việc giảm mức độ quan hệ ngoại giao, lệnh cấm các chuyến bay trên không phận Mỹ đối với hãng hàng không Nga "Aeroflot" và chấm dứt gần như hoàn toàn xuất khẩu của Mỹ. Đồng thời, Hoa Kỳ cho biết họ sẵn sàng từ bỏ gói thứ hai của lệnh trừng phạt, nếu Nga có thể đưa ra đảm bảo không sử dụng vũ khí hóa học và cho phép các quan sát viên của Liên Hợp Quốc tiến hành các cuộc kiểm tra "tại hiện trường".
Tại Salisbury thuộc Anh ngày 4 tháng 3, cựu đại tá tình báo Sergei Skripal, người làm việc cho cơ quan đặc nhiệm Anh, và cô Yulia con gái ông ta đã bị ngộ độc. Phía Anh khẳng định rằng Nhà nước Nga tham gia vào vụ "đầu độc" Skripal bằng chất A234, mà họ coi ngang với "Novichok". Nga kiên quyết bác bỏ mọi cáo buộc dính líu trong "vụ Skripal".