Việt Nam trong kỷ nguyên cạnh tranh chiến lược: Thuận và nghịch

© Ảnh : Lâm Khánh - TTXVNCác đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu Quốc hội dự lễ Bế mạc kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIV.
Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu Quốc hội dự lễ Bế mạc kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIV. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội lần thứ XII của Đảng trong bối cảnh có những chỉ dấu cho thấy đã xuất hiện “một kỷ nguyên mới về cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn”, tác động thuận nghịch đến nhiều mối quan hệ quốc tế, đến mọi quốc gia, vì thế cơ hội và thách thức đan xen, theo thông tin trên VGP.

Một trong những đặc điểm nổi bật của quan hệ quốc tế ngày nay là "hợp tác ngày càng linh hoạt" và "cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, nhất là ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương".  Song song với đó là xu thế hòa bình, hợp tác, liên kết cùng với xu hướng đa cực, đa trung tâm… vẫn đang tiếp diễn.

Mỹ và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Chiến tranh thương mại Mỹ Trung làm GDP Việt Nam hụt 6.000 tỷ mỗi năm

Những đặc điểm trên tác động đến môi trường an ninh và phát triển của nước ta, mang lại nhiều cơ hội song thách thức cũng rất lớn, đan xen và có tính chuyển hóa rất nhanh.

Về cơ hội, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục tạo ra môi trường thuận lợi để nước ta có điều kiện tập trung nguồn lực cho phát triển đất nước. Không còn phải ở vào hoàn cảnh của các nước Syria, Libya và Iraq như thời gian vừa qua, nhưng quá khứ đau thương do hàng thập kỷ trải qua chiến tranh khiến chúng ta hiểu rõ hơn bao giờ hết giá trị của hòa bình.

Trong khi đó, xu thế toàn cầu hóa, hội nhập, liên kết quốc tế và đổi mới mô hình tăng trưởng tiếp tục tạo động lực cho quá trình cải cách, mở cửa và hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Quốc kỳ Việt Nam và Trung Quốc tung bay ở Bắc Kinh trong lễ chào đón Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang tại sân bay Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, Việt Nam nên làm gì để "không hứng đòn" từ Trung Quốc?
Thủ tướng Nga Medvedev từng nhận xét rằng Việt Nam là một nền kinh tế nhỏ nhưng điều đáng khâm phục là đã tham gia vào hầu hết các liên kết kinh tế khu vực và liên khu vực. Đây là một lợi thế thực sự của Việt Nam.

Bên cạnh đó xu hướng đa cực, đa trung tâm, dân chủ hóa quan hệ quốc tế tạo điều kiện cho Việt Nam mở rộng không gian phát triển và quan hệ đối ngoại, triển khai chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, giảm thiểu sức ép của các nước lớn; tham gia vào nhiều cơ chế, thể chế, sáng kiến liên kết, hợp tác khác nhau, tăng cường vai trò và tiếng nói trong các vấn đề quốc tế liên quan đến lợi ích an ninh và phát triển của đất nước.

Ngoài ra, sự phát triển năng động của khu vực châu Á-Thái Bình Dương và vai trò gia tăng của ASEAN cùng với thế và lực mới của đất nước sau hơn 30 năm đổi mới đã góp phần làm gia tăng giá trị chiến lược của Việt Nam trong quan hệ với các nước, nhất là các nước lớn.

Hai chuyến thăm diễn ra cùng thời điểm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tháng 11/2017 có ý nghĩa biểu tượng lớn, cho thấy vai trò của Việt Nam trong chính sách của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này.

Quốc kỳ Mỹ và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc tìm thấy cách giải quyết tại Việt Nam trong cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ
Còn trong học thuyết đối ngoại mới của Nga, Tổng thống Putin xác định Việt Nam là 1 trong 3 đối tác chiến lược quan trọng nhất của Nga tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Trong các chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch nước Trần Đại QuangThủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa qua, phía Ấn Độ luôn khẳng định Việt Nam là một trong những trụ cột quan trọng của chính sách "Hành động hướng Đông" của Ấn Độ.

Việc nâng cấp quan hệ lên tầm đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Australia hồi tháng 3 vừa qua là chỉ dấu cho thấy Australia coi trọng quan hệ với Việt Nam.

Thêm vào đó, nền kinh tế thế giới đang khởi sắc trở lại, nhất là ở các thị trường quan trọng của Việt Nam, đã tạo điều kiện cho Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu, thu hút đầu tư, tranh thủ nguồn lực bên ngoài cho phát triển.

Số liệu thống kê cho thấy, trong năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc tăng 60,6% , Mỹ tăng 8%, Nhật Bản tăng 14,2% , Hàn Quốc tăng 31,1% , EU tăng 12,8%… Hàng hóa của Việt Nam đã có mặt trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khi Việt Nam đã thành công trong việc tiếp cận một số thị trường mới ở châu Phi, Mỹ Latin.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng thống Mỹ Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bùng nổ: "Phúc" hay "họa" đang chờ đợi Việt Nam?
Kể từ năm 1988 đến nay, Việt Nam đã thu hút hơn 23.000 dự án đầu nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký trên 300 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện đạt khoảng 160 tỷ USD.

Bên cạnh việc chủ động nắm bắt cơ hội như trên, Việt Nam cũng đối mặt với những thách thức không nhỏ về an ninh và phát triển.

Trước hết, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tạo ra nguy cơ khiến nước ta có thể bị tụt hậu xa hơn, nhất là về kinh tế, nếu không đổi mới đồng bộ, cải cách mạnh mẽ, sâu rộng và có các biện pháp kịp thời, thỏa đáng để hóa giải sức ép, vấn đề đặt ra trong tiến trình hội nhập và cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt.

Thứ hai, mặc dù nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng trở lại nhưng còn nhiều rủi ro như thương mại yếu, thị trường tài chính toàn cầu chưa ổn định, và nhất là xu hướng bảo hộ ở các thị trường lớn khiến nền kinh tế có độ mở cao với giá trị thương mại chiếm 190% GDP như nước ta, chỉ đứng sau Singapore ở Đông Nam Á, nên dễ bị tổn thương trước những biến động của nền kinh tế thế giới.

Thứ ba, các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống ngày càng tác động tiêu cực và toàn diện đến nước ta, đặc biệt là các vấn đề như biến đổi khí hậu, ô nhiễm nguồn nước… đang ảnh hưởng trước mắt và lâu dài đến an ninh và phát triển bền vững.

Tổng thống Donald Trump tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Mỹ có thể mở ra cuộc chiến tranh thương mại chống Việt Nam?
Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long trong hai năm 2015-2016 đã khiến khu vực này "mất trắng" khoảng 748 triệu USD giá trị nông sản, thủy sản. Thậm chí nhiều chuyên gia ước tính nếu tất cả các con đập lớn trên dòng chính Mekong được xây dựng và đi vào khai thác thì có thể Đồng bằng sông Cửu Long không còn nữa.

Thứ tư, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, nhất là Trung-Mỹ ngày càng gay gắt có thể khiến nước ta rơi vào thế khó xoay xở về chiến lược, thậm chí là nạn nhân của trò chơi nước lớn. Vì thế ranh giới và điểm cân bằng trong quan hệ với các nước lớn rất mong manh.

Thứ năm, mặc dù ASEAN hình thành cộng đồng nhưng mức độ gắn kết kinh tế nội khối thấp, thương mại nội khối chỉ chiếm 24% tổng thương mại của ASEAN trong khi tỉ lệ này của EU là 60%. ASEAN về cơ bản vẫn là một tổ chức liên chính phủ chứ chưa thực sự là một cộng đồng với các chính sách chung.

Vì thế, có thể thấy cơ hội chỉ có tính thời điểm trong khi thách thức là phép thử lớn về năng lực bảo vệ Tổ quốc, tính bền vững của nền kinh tế, sự ổn định của hệ thống chính trị và khả năng triển khai, phối hợp hành động ứng phó với những biến động từ bên ngoài của chính chúng ta.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала