Tăng cường hơn nữa các biện pháp trừng phạt chống lại Nga có thể được coi như một lời tuyên chiến kinh tế, Thủ tướng Dmitry Medvedev nói tại một cuộc gặp gỡ với các nhân viên của khu bảo tồn quốc gia Kronotsky.
"Nói về các biện pháp trừng phạt trong tương lai, tôi không muốn bình luận, nhưng có thể nói một điều: nếu sau đó có một cái gì đó như lệnh cấm các hoạt động của ngân hàng, hoặc sử dụng một đồng tiền, nó có thể được gọi một cách thẳng thắn, đó là tuyên bố chiến tranh kinh tế. Và cần phải đáp trả cuộc chiến này — bằng các biện pháp kinh tế, chính trị, và nếu cần thiết bằng cả những cách khác. Những người bạn Mỹ cần phải hiểu điều đó". — Ông Medvedev nói, trả lời các câu hỏi trong khán phòng.
Phát biểu về những biện pháp trừng phạt hiện tại và mới được công bố gần đây, Thủ tướng Medvedev nhấn mạnh:
"Các đối tác phương Tây hay lập luận rằng người Nga tồi, thực hiện chính sách sai trái, rằng chính phủ Nga nên thay đổi quan điểm của mình trên một số vấn đề, nhưng điều chủ yếu là để hạn chế sức mạnh kinh tế của chúng ta".
Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, Tiến sĩ Khoa học Chính trị, giáo sư của Đại học Thái Bình Dương Ildus Yarulin có ý kiến cho rằng bằng cách đưa ra các biện pháp trừng phạt mới, người Mỹ không chỉ nghĩ về những hậu quả kinh tế.
"Ở đây trước hết là về cuộc đấu tranh chính trị ở Mỹ. Tư tưởng chống Nga (Russophobia) được tung ra tới mức, bây giờ người ta sử dụng điều đó, những người ầm ĩ tuyên bố các biện pháp trừng phạt. Các cuộc bầu cử sơ khởi đang diễn ra ở cấp tiểu bang cho thấy đảng Cộng hòa chưa thể vui mừng được. Cũng khó có thể nói rằng phe đối lập sẽ có những vị trí vững chắc trong Thượng viện và Quốc hội. Và thật không may, lá bài chống Nga được chia cho tất cả mọi người", ông nói.
Đồng thời, Ildus Yarulin cũng lưu ý rằng rất ít người hưởng lợi từ áp lực trừng phạt.
"Không có nghi ngờ gì vào việc các biện pháp trừng phạt sẽ làm Nga thiệt hại — không phải là một mối đe dọa nghiêm trọng, nhưng có thể sẽ làm chậm quá trình xử lý một số vấn đề kinh tế, có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội đất nước. Đặc biệt nếu như họ áp dụng phần thứ hai các biện pháp trừng phạt liên quan đến hoạt động của cấu trúc tài chính. Tất nhiên Nga đã sẵn sàng cho điều này — không phải tự nhiên mà chính phủ rút ngân khoản đã được đầu tư vào chứng khoán Mỹ. Tôi nghĩ rằng EU cũng tham gia các biện pháp trừng phạt. Bởi thế có một cuộc chiến tranh không tuyên bố. Nhưng bất kỳ tình huống chiến tranh nào đều xấu cho cả hai bên — ít có ai thắng trong cuộc chiến này. Mặt khác, cuộc chiến trên thực tế được tuyên bố không chỉ đối với chúng ta, mà còn với Trung Quốc. Và ở đây cần xem xét BRICS đã sẵn sàng đến đâu để chịu đựng những biện pháp trừng phạt. Nếu đi theo con đường đó, sau đó áp lực trừng phạt sẽ bị suy yếu," — ông Ildus Yarulin nói.
Bộ Ngoại giao Nga gọi kế hoạch của Nhà Trắng áp đặt lệnh trừng phạt mới là "sự thộng đồng giữa Mỹ với Anh" và hứa hẹn sẽ có sự đáp trả tương xứng.