Vĩnh biệt...Thiếu tá tình báo anh hùng của Việt Nam

© Ảnh : Dân TríThiếu tá tình báo Nguyễn Văn Thương
Thiếu tá tình báo Nguyễn Văn Thương - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thiếu tá tình báo Nguyễn Văn Thương 6 lần bị địch cưa chân từ trần, VTC đưa tin buồn.

Sáng 14/8, ông Dương Tấn Khanh, Chủ tịch UBND phường 13 (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết, Thiếu tá tình báo Nguyễn Văn Thương (81 tuổi, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân) đã từ trần lúc 9h50 ngày 13/8.

Tướng Giáp và Tướng Nhạ - Sputnik Việt Nam
Tướng tình báo Việt Nam khiến Mỹ phải nể phục

Thiếu tá tình báo Nguyễn Văn Thương tham gia nhập ngũ năm 1959. Sau thời gian huấn luyện, năm 1961, Thiếu tá Thương được chuyển về đơn vị trinh sát và làm bảo vệ cho ông Võ Văn Kiệt (lúc đó là Bí thư Thành ủy T4 Sài Gòn — Gia Định).

Sau đó, Thiếu rá Thương được giới thiệu sang hoạt động trong ngành tình báo, dưới sự huấn luyện trực tiếp của Đại tá Nguyễn Nho Quý (biệt danh Mười Nho) lúc đó là Trưởng ban tình báo khu Sài Gòn — Chợ Lớn.

© Ảnh : Quỳnh Trần/VTCThiếu tá tình báo Nguyễn Văn Thương bị địch cưa chân 6 lần.
Thiếu tá tình báo Nguyễn Văn Thương bị địch cưa chân 6 lần.  - Sputnik Việt Nam
Thiếu tá tình báo Nguyễn Văn Thương bị địch cưa chân 6 lần.

Quốc kỳ Việt Nam - Sputnik Việt Nam
5 tình báo nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam
Năm 1969, khi Thiếu tá Thương đang chuyển tài liệu mật từ căn cứ về Sài Gòn thì bị quân Mỹ phát hiện và cho trực thăng vây bắt.

Bị bắt giam, địch dùng đủ mọi đòn tra tấn dã man để nhằm khai thác thông tin nhưng Thiếu tá Thương nhất quyết không hé nửa lời.

"6 lần cưa chân của giặc Mỹ khiến tôi không thể nào quên được. Để bắt đầu cho việc hành hình tôi, chúng trói chặt tôi lên chiếc bàn rồi bẻ gãy hai ngón chân út khiến tôi đau đến tận tim", Thiếu tá Thương nhớ lại.

Sau khi dùng đủ các chiêu trò từ tâm lý đến tra tấn không đạt được kết quả Thiếu tá Thương bị đưa về giam giữ tại trại giam Hố Nai (Đồng Nai).

Nguyễn Cao Kỳ - Sputnik Việt Nam
“Qui est Ky?”- Tướng Nguyễn Cao Kỳ là ai?
Trong tù, Thiếu tá Thương vẫn tiếp tục hoạt động, đấu tranh, viết truyền đơn nên bị chúng liệt vào dạng tù cấm cố, nhốt vào thùng sắt 3 tháng, nơi mà người tù bình thường khó chịu đựng nổi qua 15 ngày, rồi bị đày ra Côn Đảo.

Đến năm 1973, sau hiệp định Paris, ông được thả tự do về đoàn tụ với gia đình với thân hình không còn lành lặn.

Sau đó, Thiếu tá Thương được Nhà nước cấp nhà an dưỡng tại đường Bình Lợi (phường 13, quận Bình Thạnh, TP.HCM) trước khi qua đời.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала