Thế hệ John McCain ra đi, quan hệ Việt - Mỹ sẽ thay đổi mãi mãi

© Ảnh : Trí Dũng – TTXVN Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thượng nghị sĩ John McCain chiều 8/8/2014, tại Trụ sở Trung ương Đảng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thượng nghị sĩ John McCain chiều 8/8/2014, tại Trụ sở Trung ương Đảng. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong suốt nhiều thập niên sau chiến tranh, John McCain cùng các cựu binh đã đóng góp nhiều vào "chiều kích con người", một màu sắc rất riêng cho mối quan hệ Việt Nam - Mỹ, Zing cho biết.

"Không nơi nào khác mà tính cách (của McCain) lại thể hiện rõ ràng như ở Việt Nam. Cũng chính là nơi đã lấy đi của ông tất cả, chỉ để lại tính cách", New York Times viết trong bài điếu văn trong ngày Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain qua đời.

Người dân đặt hoa tưởng niệm Thượng nghị sĩ McCain bên hồ Trúc Bạch - Sputnik Việt Nam
Người dân đặt hoa tưởng niệm Thượng nghị sĩ McCain bên hồ Trúc Bạch
Thật khó để nói về McCain mà không đề cập đến Chiến tranh Việt Nam. Nhưng khi McCain ra đi, vào ngày 25/8, mối liên hệ của ông với đất nước này không phải chỉ là Hỏa Lò hay Hồ Trúc Bạch nơi chiếc máy bay của ông đã rơi xuống, McCain sẽ được nhớ đến như một trong những người có tiếng nói tích cực nhất và đã hoạt động không mệt mỏi cho quan hệ Việt — Mỹ, từ cựu thù sau chiến tranh đến quan hệ như hôm nay.

Một trong "hai ông John" đằng sau tổng thống

Bà Tôn Nữ Thị Ninh, cựu phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, cựu đại sứ VN tại EU, nói rằng John McCain là nhân tố tiên phong trong đảng Cộng hòa đã từ đầu cùng với John Kerry công khai và mạnh mẽ ủng hộ bình thường hóa quan hệ.

"Bất chấp quan điểm ý thức hệ khác nhau, họ biết rằng bình thường hóa quan hệ là việc cần làm, nên làm. Tôi cho rằng Việt — Mỹ bình thường hóa quan hệ là dấu ấn của hai thượng nghị sĩ thuộc hai đảng khác nhau, 'hai ông John'", bà nói với Zing.vn.

Không gì thể hiện vai trò sóng đôi đó rõ ràng hơn là khung cảnh trong Phòng Đông của Nhà Trắng vào ngày 11/7/1995, khi tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, hai người đàn ông bước ra từ cuộc chiến, McCain và Kerry, đã đứng sau lưng tổng thống. Ông Desaix Anderson, Đại biện lâm thời đầu tiên của Mỹ tại Việt Nam sau chiến tranh, nói rằng nếu không có McCain và Kerry, giây phút đó sẽ bị trì hoãn thêm nhiều năm nữa do sự phản đối trong quốc hội.

© AP Photo / J. Scott ApplewhiteJohn Kerry và John McCain
John Kerry và John McCain  - Sputnik Việt Nam
John Kerry và John McCain

Trước đó 2 năm, Kerry đã tháp tùng McCain trở lại nhà tù Hỏa Lò, nơi người Mỹ gọi là Hanoi Hilton và là nơi McCain bị giam trong 6 năm, từ 1967-1973. 

Bà Ninh còn bổ sung rằng việc có hai nghị sĩ ủng hộ quan hệ Việt — Mỹ ở hai đảng khác nhau đã giúp cho mối liên kết song phương được ủng hộ qua nhiều đời chính quyền, bất chấp việc tổng thống lên nắm quyền là người của đảng nào.

Trả lời Zing.vn, Murrey Hiebert, chuyên gia châu Á của CSIS và là cựu ký giả của tạp chí Far Eastern Economic Review (FEER), cũng đồng ý với quan điểm này, bổ sung rằng "McCain mang một trọng trách khó khăn hơn vì tư tưởng chống Việt Nam ở đảng Cộng hòa có phần mạnh hơn".

John McCain (hàng dưới, bên phải) trước khi lái máy bay đi ném bom Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Ở Matxcơva có thể thấy ông McCain trong nhà tù Việt Nam

"Nhưng ông là một cựu binh, một tù nhân lâu năm với ảnh hưởng mạnh hơn Kerry, ông đã trở về nhà và phản đối cuộc chiến, ông đã mang theo cả quân đội và gia đình của những quân nhân mất tích ở Việt Nam", chuyên gia của CSIS nói.

Trao đổi với Zing.vn, cựu đại biện Anderson nói rằng Thượng nghị sĩ McCain là một người Mỹ vĩ đại và "bình thường hóa quan hệ với Việt Nam là một trong những thành tựu khi ông tự hào nhất".

"Tôi không muốn nhìn lại trong giận dữ"

John McCain và John Kerry không chỉ đứng bên nhau trong những giờ khắc thành tựu trong quan hệ hai nước. Hơn 2 tháng trước khi tổng thống Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ, những tiếng nói phản đối vẫn vang lên ở Washington D.C., hai thượng nghị sĩ đến gặp tổng thống ở Phòng Bầu dục.

John McCain - Sputnik Việt Nam
Donald Trump cấm Nhà Trắng khen ngợi John McCain

"Tổng thống, với tôi mọi thứ chẳng còn quan trọng nữa, chuyện ai đã ủng hộ ai đã phản đối cuộc chiến. Tôi mệt mỏi phải nhìn lại mọi thứ trong giận dữ. Điều quan trọng là chúng ta tiến về phía trước", New Yorker dẫn lời cuối McCain nói với Clinton trong cuộc gặp.

Vào khoảnh khắc đó, không phải Kerry, người cựu binh nhưng được biết đến nhiều hơn trong vai trò một tiếng nói phản chiến, mà chính là McCain, người bước ra khỏi Chiến tranh Việt Nam, mới là nghị sĩ đang yêu cầu tổng thống chấm dứt mãi mãi cuộc chiến đó. Clinton, theo những người có mặt tại đó kể lại, có vẻ xúc động dù không cam kết điều gì.

Thế nhưng, lời lẽ trong tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao sau đó 2 tháng vang vọng những gì McCain đã nói: "(Những người đứng cạnh tôi đây) trong những thập niên trước đã có những đánh giá rất khác nhau về cuộc chiến, cuộc chiến đã chia rẽ chúng ta sâu sắc. Nhưng hôm nay họ ở đây với một suy nghĩ chung, đồng ý rằng đã đến lúc nước Mỹ tiến về phía trước".

Cindy McCain - vợ của John McCain - Sputnik Việt Nam
“Tôi may mắn được yêu anh ấy 38 năm”: Tuyên bố của vợ ông John McCain
McCain đã sớm nhận ra tầm quan trọng chiến lược và kinh tế của Việt Nam, nước nằm ở vùng biên giới phía nam của Trung Quốc và dọc theo khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Sau khi mục tiêu bình thường hóa quan hệ đã đạt được, ông vẫn đến Việt Nam thường xuyên, sớm công kích sự hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông vào khoảng năm 2009. McCain cũng là một người ủng hộ tự do thương mại, chỉ trích các biện pháp phòng hộ của Mỹ với Việt Nam như việc hạn chế cá da trơn, ngược lại vẫn thường xuyên chỉ trích nhiều vấn đề của Việt Nam.

Cựu đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Cường nhớ về McCain như một người đã lên tiếng mạnh mẽ phản đối việc chính phủ Mỹ áp thuế phi lý vào mặt hàng cá tra, cá basa của Việt Nam.

"Khi tôi gặp nhờ lên tiếng phản đối, thượng nghị sĩ đồng ý ngay và đề nghị cung cấp thêm các lập luận", đại sứ Cường cho biết.

Một thời gian ngắn sau, McCain mời đại sứ Cường đến gặp, nhưng địa điểm lần này không tiếp tại văn phòng thượng nghị sĩ mà ngay hành lang của phòng họp Thượng viện, nơi có rất nhiều người đứng chờ để gặp mặt các thượng nghị sĩ Mỹ. McCain giải thích rằng ở Mỹ có từ "lobyists", tức là những người "vận động hành lang" và ngày hôm đó, ông mời đại sứ Việt Nam tới gặp để thông báo thượng nghị sĩ chuẩn bị đưa ra Thượng viện dự luật phản đối chính phủ Mỹ áp thuế cao với cá tra, cá basa của Việt Nam.

© Ảnh : Xuân Tuân – TTXVNChủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh tiếp Thượng nghị sĩ John McCain ngày 11/4/95, tại Hà Nội.
Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh tiếp Thượng nghị sĩ John McCain ngày 11/4/95, tại Hà Nội. - Sputnik Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh tiếp Thượng nghị sĩ John McCain ngày 11/4/95, tại Hà Nội.

Nhưng Việt Nam không thay đổi quan điểm đối ngoại "diều hâu" của McCain, Al Jazeera nhận định.

Đoạn phim màu quay nụ cười của John McCain khi được trả tự do sau 5 năm. - Sputnik Việt Nam
Rời Việt Nam, chiến dịch “hồi hương” của John McCain và các tù binh Mỹ (Video)

Sau khi đắc cử vào Thượng viện Mỹ vào năm 1987, đại diện bang Arizona, McCain đã ủng hộ việc Mỹ can thiệp quân sự vào Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất, sau đó là cuộc xâm lược Afghanistan và Iraq. Khi những người biểu tình phản chiến xông vào một phiên điều trần của Thượng viện, nơi ngoại trưởng khi đó là Henry Kissinger đang nói, McCain đã yêu cầu cảnh sát lôi họ ra ngoài, gọi những nhà hoạt động là "cặn bã thấp hèn".

Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến duy nhất nước Mỹ từng thua, và những năm tháng ở chiến trường Việt Nam đã định hình cả một thế hệ người Mỹ. Nó đã tạo ra một thế hệ của những người như McCain, Kerry, hoặc Chuck Hagel. Bà Ninh nói rằng yếu tố con người và những cựu binh Việt Nam đã khiến mối quan hệ Việt — Mỹ có màu sắc đặc biệt.

"Chiều kích con người trong quan hệ Việt — Mỹ đã góp phần tạo nền tảng, là nhân tố góp phần ổn định quan hệ. Trong lịch sử, chưa chắc giữa bất kỳ hai nước cựu thù nào lại có được những yếu tố tương tự", theo bà cựu đại sứ.

© Ảnh : Nguyễn Khang – TTXVN Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh tiếp Thượng nghị sĩ John McCain ngày 13/11/1996, tại Hà Nội.
Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh tiếp Thượng nghị sĩ John McCain ngày 13/11/1996, tại Hà Nội.  - Sputnik Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh tiếp Thượng nghị sĩ John McCain ngày 13/11/1996, tại Hà Nội.

"Tôi có thể không đồng ý với McCain trong một số vấn đề. Nhưng đối với Việt Nam, McCain đã luôn là một người bạn", bà Ninh nói.

Một thế hệ "những người bạn Việt Nam" sắp ra đi

John McCain - Sputnik Việt Nam
McCain kỷ niệm 50 năm ngày bị bắt làm tù binh tại Việt Nam (Video)
Với sự ra đi của McCain và việc Kerry đã không còn ở Thượng viện Mỹ, người ta bắt đầu nghĩ về một tương lai quan hệ Việt — Mỹ khi không còn "hai ông John", và rộng hơn là không còn một thế hệ cựu chiến binh Mỹ từng có mối liên hệ cá nhân với Việt Nam. Trong thập niên 1990, chính tiếng nói của họ tại Washington D.C. đã đóng vai trò quyết định cho việc bình thường hóa quan hệ. Giờ đây, khi những tiếng nói quyền lực đó dần ra đi vì tuổi già, mối quan hệ 20 năm qua có thể bị đặt trước những thách thức mới.

Ông Hiebert cho rằng chính McCain đã thúc đẩy đến cùng quan hệ Mỹ — Việt và chỉ trích cách hành xử hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông, trong khi John Kerry và Chuck Hagel, trên cương vị ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng trong chính quyền Barack Obama, lại ít năng động hơn trong quan hệ với Việt Nam và Đông Nam Á. Cả hai người tập trung nhiều hơn vào các xung đột ở Trung Đông.

"Với những sự ra đi gần đây, quốc hội Mỹ đã không còn nghị sĩ nào có kinh nghiệm thực tế và kiến thức về Đông Nam Á và cả châu Á — Thái Bình Dương nói chung", chuyên gia của CSIS nhận định.

"Việt Nam và các nước Đông Nam Á sẽ phải vất vả hơn để lọt vào tầm quan tâm của Washington".

© Ảnh : Xuân Lâm – TTXVN Tổng Bí thư Đỗ Mười tiếp Thượng nghị sĩ John McCain ngày 13/11/1996, tại Hà Nội.
Tổng Bí thư Đỗ Mười tiếp Thượng nghị sĩ John McCain ngày 13/11/1996, tại Hà Nội.  - Sputnik Việt Nam
Tổng Bí thư Đỗ Mười tiếp Thượng nghị sĩ John McCain ngày 13/11/1996, tại Hà Nội.

Trái lại, bà Tôn Nữ Thị Ninh cho rằng trong hiện tại, việc mở rộng và làm sâu sắc thêm quan hệ Việt — Mỹ phần lớn được nhìn nhận là điều cần thiết và tích cực trong chính giới ở Mỹ: "Tôi không nghĩ rằng dứt khoát phải là cựu chiến binh thì mới đảm bảo quan hệ phát triển ổn định. Nhóm có đầu óc bảo thủ, kỳ thị với Việt Nam tại Mỹ cũng không đông. Phần lớn người, dù là cánh hữu hay cánh tả tại Mỹ, đều cho rằng cần đẩy mạnh quan hệ với Việt Nam. Và trong nhận định đó còn có cả yếu tố địa chính trị".

John McCain - Sputnik Việt Nam
Tình báo Nga đã mua chuộc khi ông McCain tham chiến ở Việt Nam?

Ông Hiebert lưu ý hai nhân vật mà châu Á có thể dõi theo sau khi McCain không còn ở Thượng viện là Dan Sullivan của bang Alaska và Cory Gardner của bang Colorado. McCain đã đi cùng Sullivan, cũng là thành viên Ủy van Quân vụ Thượng viện, đến châu Á và khuyến khích Sullivan tham gia tích cực vào các vấn đề trong khu vực, chuẩn bị cho sự vắng mặt của mình. 

"Quan hệ Việt — Mỹ trong tương lai sẽ tùy vào tình hình thúc đẩy hoạt động trao đổi hai bên, không có lý do gì để chững lại", theo bà Ninh.

"Chỉ là, màu sắc đặc biệt của chiến tranh và quá khứ, màu sắc do những cựu chiến binh Mỹ mang lại trong suốt những năm qua sẽ phai dần đi trong bức tranh quan hệ song phương".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала