Đây là thành phần của chiến lược Ấn-Thái Bình Dương, một trong những mục tiêu chính là cố gắng kiềm chế sự tăng cường của Trung Quốc trong khu vực.
"Cuộc tấn công ngoại giao" của phương Tây vào khu vực có vẻ là một chiến dịch phối hợp tốt, mặc dù, có lẽ chỉ đơn giản là lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ và một số đồng minh lại có những vấn đề trùng hợp ngẫu nhiên. Chính Hoa Kỳ đóng vai trò chủ đạo trong quá trình này, ngoài việc áp đặt các hạn chế đối với thương mại song phương, tăng áp lực lên Trung Quốc trong khu vực mà Bắc Kinh đã tồn tại lâu dài và thành công với các dự án thương mại.
Hoa Kỳ công bố gia tăng số lượng nhân viên ngoại giao tại Palau, Micronesia và Fiji trong hai năm tới. Sắp tới Úc sẽ mở văn phòng đầu tiên tại Tuvalu. Vương quốc Anh và Pháp đang thực hiện các biện pháp tương tự để phát triển quan hệ với các quốc gia khu vực Thái Bình Dương. Tuần tới, cuộc tập trận liên quan đến Pháp, Nhật Bản và Hoa Kỳ sẽ được tiến hành ngoài khơi bờ biển Úc. Các quân nhân từ Papua New Guinea, Fiji và Tonga cũng sẽ tham gia. Động cơ mời ba nước Thái Bình Dương là đưa họ vào cơ chế hợp tác quân sự, thiết lập liên hệ chặt chẽ hơn với ban lãnh đạo chính trị và quân sự, quan tâm đến việc cung cấp thiết bị quân sự và gửi chuyên viên huấn luyện tới đó.
Yếu tố ngăn chặn Trung Quốc, yếu tố hàng đầu trong chiến lược Ấn-Thái Bình Dương được Washington thông qua quan trọng đến mức nào? Cơ sở cho sự quan tâm ngày càng tăng của các nước phương Tây đối với các nước nhỏ của lưu vực Thái Bình Dương là gì? Thảo luận với Sputnik, chuyên gia Trung Quốc Yang Danzhi — Trợ lý Giám đốc Trung tâm An ninh khu vực của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, đã bình luận về vấn đề này. Theo nhà phân tích, chúng ta đang nói về gói các biện pháp ngoại giao, kinh tế và quân sự nhằm tăng cường ảnh hưởng của các cường quốc phương Tây trong khu vực này, nhằm mục đích kiềm chế Trung Quốc:
"Trước hết, các đảo quốc lưu vực Thái Bình Dương có vị trí chiến lược, và mặc dù diện tích nhỏ, họ đều có nguồn cá và khoáng sản phong phú. Các nước phương Tây tự nhiên chú ý đến tất cả những điều này. Ngoài ra, quả thật là trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tích cực đầu tư vào các nước này, đã thiết lập các định dạng đối thoại đặc biệt. Trong khi các quốc gia phát triển không chú ý đến các nước Châu Đại Dương, Trung Quốc đã tích cực xây dựng quan hệ với họ. Trước đây, Nhật Bản đã thể hiện sự quan tâm lớn trong vấn đề này — sau mỗi sự kiện của Trung Quốc, người Nhật ngay lập tức tổ chức sự kiện của mình để đáp trả. Trung Quốc và Nhật Bản cạnh tranh gay gắt và khốc liệt ở khu vực này.
Trong quá khứ, Hoa Kỳ, Australia và các nước khác không hoạt động tích cực như vậy, nên Trung Quốc không cảm thấy có sự cạnh tranh mạnh mẽ từ họ. Bây giờ sự chú ý của các quốc gia phương Tây đối với khu vực ngày càng rõ nét trong các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, quân sự và kinh tế. Là một cường quốc biển, Australia tự coi mình liên quan đến tất cả Châu Đại Dương, cũng như các nước Đông Nam Á, nên cố gắng hợp tác với họ chặt chẽ hơn và truyền bá ảnh hưởng của mình trong khu vực. Tất cả điều này nằm trong kế hoạch chiến lược của giới chính trị Australia. Mặc dù hiện nay Mỹ và các đồng minh không công khai gọi Trung Quốc là kẻ thù tiềm năng, tuy nhiên, yếu tố Trung Quốc chắc chắn được họ lưu ý. Họ cố gắng ràng buộc các nước Châu Đại Dương chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ và các đồng minh, tăng cường ý thức hiện diện của họ trong khu vực và đồng thời theo đuổi chính sách kiềm chế Trung Quốc."
Có một điểm quan trọng hơn có thể lý giải hoạt động của phương Tây. Một số quốc gia ở Châu Đại Dương quan trọng đối với Bắc Kinh vì họ duy trì quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Đó là Kiribati, Quần đảo Marshall, Nauru, Palau, Quần đảo Solomon và Tuvalu. Ngay tại đây đã diễn ra cuộc đối đầu ngoại giao giữa Bắc Kinh và Đài Bắc — kể từ khi Tổng thống Thái Anh Văn lên cầm quyền tại Đài Loan, năm cựu đồng minh ngoại giao của Đài Loan đã cắt đứt quan hệ với Đài Loan và chuyển sang công nhận Trung Quốc. Do đó, mong muốn của Hoa Kỳ trên cơ sở mâu thuẫn hiện tại trong lĩnh vực thương mại là "nắn gân" Bắc Kinh, do đó trên bình diện này, càng ngày Đài Loan càng có ít cơ hội để kiềm chế đồng minh.