12h: Phiên khai mạc kết thúc. Trong phần bế mạc, đại diện điều hành WEF 2018 cho rằng, hàng ngày có 10.000 thanh niên ASEAN gia nhập vào lực lượng lao động. Với cuộc cách mạng 4.0, WEF hi vọng công nghệ và kết nối sẽ bao trùm trong ASEAN, giúp ASEAN phát triển bền vững và thịnh vượng hơn nữa.
1h55: Phó Thủ tướng Thái Lan Prajin Jantong bắt đầu phát biểu. Ông cho rằng, công nghệ số không thể thiếu được trong cuôc sống hiện nay và nền kinh tế Thái Lan sẽ phát triển trên nền tảng công nghệ số.
Theo Phó Thủ tướng Thái Lan, nước này sẽ giữ vai trò Chủ tịch ASEAN và APEC trong thời gian tới, Thái Lan sẽ nỗ lực để kết nối những điểm chưa được kết nối với nhau về mặt thực thể và công nghệ số.
Myanmar State Counsellor Aung San Suu Kyi discusses at #WEF #ASEAN18 how important it is to work together across societies to ensure the Fourth Industrial Revolution is a success for humanity pic.twitter.com/2sAgggoNYG
— SoniaA (@soniaaplin) 12 tháng 9, 2018
11h40: Cố vấn nhà nước Cộng hòa Myanmar Aung San Suu Kyi được mời phát biểu.
Theo bà Aung San Suu Kyi, "Chúng tôi đã có thể phát triển theo những phương hướng khác biệt, trái với kì vọng. Myanmar phát triển với truyền thống tiền cất ở nhà, không có dịch vụ ngân hàng phát triển. Nhưng giờ đã khác, dịch vụ ngân hàng được khuyến khích. Rồi thương mại điện tử, chúng tôi tin rằng sẽ có thể phát triển nhanh chóng".
"Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi không còn là người đi sau trong CMCN 4.0 nữa. Chúng tôi không còn chủ nghĩa bảo hộ mà mở cửa thị trường rộng hơn", bà Aung San Suu Kyi cho biết.
Cũng theo đại diện của Myanmar, "Chúng tôi tin rằng cạnh tranh lành mạnh sẽ thúc đẩy phát triển, chúng tôi không sợ cạnh tranh và tin rằng chúng tôi có thể theo kịp các quốc gia khác trong hành trình CMCN 4.0".
"Người dân của chúng tôi có thể giải quyết những thách thức. Chủ tịch WEF nhấn mạnh rằng chúng ta không thể đánh mất bản sắc, là tài sản quan trọng nhất. CMCN 4.0 dự trên niềm tin của chúng tôi, đặc biệt là yếu tố con người, là thanh niên", bà Aung San Suu Kyi nêu.
Cũng theo quan điểm của vị đại diện Chính phủ Myanmar, CMCN 4.0 không chỉ là kết nối thông suốt giữa các vùng miền mà còn là kết nối giữa các thế hệ, kết nối giữa con người. "Đầu tư của chúng tôi vào người già cũng như người trẻ, giáo dục theo đó cũng được mở rộng, mở ra cơ hội cho tất cả mọi người", bà nói.
"Tôi tin rằng người dân của chúng tôi, tất cả đều có vai trò trong cuộc CMCN 4.0. Mỗi cuộc cách mạng đều có đòi hỏi về thay đổi kĩ năng, chúng ta phải đảm bảo cho họ có kĩ năng, quyết tâm thay đổi", nữ diễn giả này chia sẻ.
Theo bà Aung San Suu Kyi,các nước ASEAN cần phải sẵn sàng với kiến thức mới và kĩ năng phù hợp. "Hệ thống giáo dục của các quốc gia được xem là vô cùng quan trọng để đối mặt với các thách thức. Chúng tôi muốn học tập từ các quốc gia trên thế giới", bà nêu quan điểm.
Cố vấn nhà nước Cộng hòa Myanmar đặt câu hỏi: Làm thế nào để đối mặt được với các thách thức trong cuộc cách mạng này? Theo bà, đất nước Myanmar lấy Thuỵ Sỹ là bài học, chúng tôi thay đổi nhận thức của con người bằng yếu tố thực tế trong giáo dục và bỏ qua bằng cấp hàn lâm. Thanh niên nông thôn, người trẻ tuổi phải luôn luôn được khuyến khích sáng tạo mà không quan trọng bằng cấp của họ.
"Cuộc cách mạng lần thư 4 không phải là điều gì đó chúng ta đang mơ nữa. Cuộc cách mạng này đã tạo ra khác biệt gì? Đóng góp gì cho IQ của con người? Hãy so sánh với các cuộc cách mạng trước đó. Mục tiêu của Cách mạng công nghiệp lần 4 là gì cần thảo luận với nhau tại Diễn đàn lần này, để cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là chất xúc tác đem lại sự tốt đẹp cho tất cả mọi người", bà Aung San Suu Kyi chia sẻ ý kiến.
11h30: Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào Thongloun Sisoulith phát biểu. Thủ tướng Lào bày tỏ sự vui vẻ khi được có mặt tại Hà Nội tươi đẹp để tham dự Diễn đàn quan trọng này. Ông Thongloun Sisoulith gửi lời cảm ơn Chính phủ cùng người dân Việt Nam đã chào đón nồng nhiệt.
Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith cho hay cuộc cách mạng 4.0 mang lại nhiều cơ hội để phát triển. Với ASEAN, cuộc cách mạng này mang lại những cơ hội phát triển to lớn về khoa học.
"Nhưng ngoài những lợi thế thì chúng ta cũng cần nghĩ tới những khó khăn và xung đột. Ở đây có thể có các xung đột về lợi ích giữa các quốc gia, những khoảng trống trong phát triển. Cuộc cách mạng 4.0 cũng có thể tạo ra những nguy cơ về an ninh mạng", ông nói.
Thủ tướng Lào đề nghị: ASEAN cần duy trì tính trung tâm, thống nhất của mình, để đảm bảo toàn bộ khu vực có khả năng phát triển và tăng trưởng.
Thủ tướng Thongloun Sisoulith cho biết, Ban thư ký ASEAN đang nghiên cứu về sự sẵn sàng của ASEAN với cuộc cách mạng lần thứ 4. Nhưng ông cho rằng, ASEAN cần trao quyền nhiều hơn nữa cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân.
"Trong cuộc cách mạng này, doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân đều ngồi chung trên 1 con thuyền, cả ASEAN đang ngồi chung trên một con tuyền. Cần có những cơ chế phù hợp để cho các doanh nghiệp có khả năng tự thích ứng trong điều kiện cạnh tranh mới, để khu vực ASEAN cùng phát triển", ông kết thúc bài phát biểu.
11H18: Thủ tướng Campuchia Hun Sen được mời lên bục phát biểu
"Chúng ta biết rằng sự phát triển không ngừng về công nghệ được gọi là cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Cuộc cách mạng công nghiệp này này xác định lại sản xuất, hành vi tiêu dùng", ông nói.
Thủ tướng Hun Sen cũng cho rằng, cuộc cách mạng lần 4 cũng đưa lại những lo lắng, thách thức và khó khăn cho người lao động, trong đó có sự phân phối về lợi ích cho những nhóm người khác nhau, đặc biệt là nhóm người chưa có điều kiện tiếp cận với công nghệ thông tin.
Theo Thủ tướng Hun Sen, việc sử dụng các công nghệ như sinh học, người máy đã mang lại những thay đổi nhanh chưa từng thấy trong lịch sử con người. Nó thể hiện trong nhiều lĩnh vực, từ công nghiệp, sản xuất, giáo dục, hành chính.
"Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có sự kết nối tốt hơn với khu vực và thế giới, có các dịch vụ mới tốt hơn. Các nền kinh tế mới nổi có thể sử dụng các công nghệ mới để tạo bước nhảy vọt trong bước phát triển và công nghiệp hóa của mình", ônh nói.
Ông Hun Sen nói, cũng cần có khung pháp lý rõ ràng và các biện pháp đảm bảo số liệu và dữ liệu. Đó là an ninh mạng.
"ASEAN có thể phát triển hạ tầng, giáo dục, phát triển an ninh xã hội, giảm bất bình đẳng, duy trì bền vững hệ sinh thái", ông Hun Sen nêu.
Vị Thủ tướng Campuchia cũng nói rằng, ASEAN cần tiếp tục cải tiến cơ sở hạ tầng, gia tăng kết nối với các khu vực, cần có sự chuẩn bị để chuẩn bị tốt hơn với các nguy cơ.
Indonesia President Joko Widodo at #WEF #asean18: "the Fourth Industrial Revolution will create more jobs than it destroys and reduce inequalities. ASEAN will be at the forefront of the 4th IR." pic.twitter.com/CAikdsD2iP
— SoniaA (@soniaaplin) 12 tháng 9, 2018
11h10: Tổng thống Indonesia, ông Indonesia Joko Widodo bắt đầu phát biểu của mình.
Mở đầu bài phát biểu, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đặt ra các câu hỏi: Chuyện gì đang diễn ra trong nền kinh tế thế giới hiện nay? Liệu có phải chúng ta đang hướng tới 1 cuộc chiến vô hạn hay không? Từ cuộc khủng hoảng năm 1930, chưa bao giờ chiến tranh thương mại lại bùng nổ mạnh mẽ như hiện nay.
Ông Joko Widodo nêu vấn đề: Các công trình nghiên cứu khoa học cho thấy rằng tất cả các nền kinh tế đang sử dụng tài nguyên vật lý một cách hiệu qủa hơn và hướng tới sự nhẹ nhàng hơn.
"Bằng chứng là trong những năm qua, khối lượng rác thải như ti vi, sách báo, giày dép đang được thay thế bởi điện thoại, máy tính bảng… Các nhà máy điện nặng nề đang được thay thế bởi tua- bin và năng lượng mặt trời", ông Joko Widodo dẫn chứng.
11h: Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Hồ Xuân Hoa bắt đầu bài phát biểu.
Mở đầu bài phát biểu, ông Hồ Xuân Hoa nói: "10 năm sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế, chúng ta ngồi đây để thảo luận về ASEAN, tinh thần doanh nhân và Cuộc cách mạng 4.0. Đây là cơ hội tốt để các bên thảo luận về chủ đề này."
Ông Hồ Xuân Hoa đưa ra 4 mục tiêu về phát triển kinh tế ASEAN trong cuộc cách mạng 4.0, đồng thời đề cập tới sáng kiến Một vành đai một con đường của Trung Quốc với chặng đường 5 năm. Ông Hồ Xuân Hoa tin tưởng về sự đổi mới và hợp tác chặt chẽ giữa Trung Quốc và ASEAN, giúp thu hẹp khoảng cách phát triển trong khu vực.
Ông Hồ Xuân Hoa nhắc lại cuộc khủng hoảng kinh tế cách đây 10 năm và hôm nay tất cả có mặt tại Hà Nội để cùng trao đổi về tình hình kinh tế thế giới với những tiến triển tốt đẹp, nhưng cũng có những yếu tố có thể gây mất ổn định, tính chất bảo hộ, sẽ gây tổn hại cho những cơ chế thương mại đa phương.
Theo ông Hoa, chủ nghĩa bảo hộ có thể là một nguy cơ đối với nền kinh tế thế giới.
"Trong bối cảnh hiện nay, Phó Thủ tướng Trung Quốc cho rằng cần phải xem lại bài học từ quá khứ, đó là: Nếu co cụm lại thì chúng ta sẽ không sao cả. Chúng tôi mong muốn sự cởi mở, công khai trong nền kinh tế. Việc mở cửa nền kinh tế là con đường đúng đắn cần đi theo. Các quốc gia cam kết với sáng tạo và đổi mới mới có thể đạt được các thành công", ông nói.
Ông Hồ Xuân Hoa cho biết: Năm nay là năm thứ 5 kỷ niệm ra đời sáng kiến Vành đai Con đường. Trung Quốc đã đầu tư hơn 60 tỷ USD cho các quốc gia tham gia sáng kiến này. "ASEAN là hàng xóm và đối tác tốt của Trung Quốc. Tăng cường quan hệ với ASEAN là ưu tiên chính sách của chúng tôi", ông nhấn mạnh.
Theo ông Hoa, ASEAN và Trung Quốc cũng kỷ niệm 15 năm xây dựng quan hệ đối tác. Hai bên sẽ hợp tác để tăng cường quan hệ ở cấp độ cao hơn, nhanh hơn.
"Tôi đề xuất rằng thứ nhất chúng ta nên xây dựng tầm nhìn Trung Quốc — ASEAN 2030", ông Hồ Xuân Hoa nêu.
Ông cho biết: Năm nay, Trung Quốc kỷ niệm 40 năm cải cách và mở cửa nền kinh tế, ông Hồ Xuân Hoa nhấn mạnh về chủ trương của Trung Quốc và Chủ tịch Tập Cận Bình "không đóng cửa nền kinh tế, mà càng ngày càng mở cửa rộng hơn". Chủ tịch nước Trung Quốc cũng công bố các biện pháp, các biện pháp này đang được thực hiện đạt kết quả.
10H50: Singapore là một trong những nền kinh tế có tính cạnh tranh nhất trên thế giới, Với tư cách là Chủ tịch ASEAN 2018, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long có bài phát biểu.
Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết thế giới đang có nhiều chuyển biến về công nghệ và có các công nghệ kết nối với nhau. Con người cũng sử dụng công nghệ để tăng năng suất lao động.
"Năm 2030, ASEAN sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới, ở châu Á chỉ đứng sau Trung Quốc ", ông nói.
Theo ông Lý Hiển Long, ASEAN cần làm việc với nhiều đối tác quốc tế để xây dựng các hệ thống thương mại đa phương. Ông cũng cho rằng, ASEAN đã xây dựng được các mối quan hệ, các đối tác lớn trên thế giới mà CPTPP được thông qua vào cuối năm nay là một điển hình.
"Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là một cuộc cách mạng quan trọng đối với tất cả các nước ASEAN. Chúng ta có các thế mạnh cần tận dụng để tạo lợi ích cho tất cả các quốc gia", ông Lý Hiển Long kết thúc bài phát biểu.
10h20: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc.
Thủ tướng nhấn mạnh, trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0, ASEAN được biết đến như một khu vực khởi nguồn sáng tạo. Những cơ hội mà cuộc cách mạng 4.0 mang lại với các nước ASEAN là vô cùng lớn.
Một là tạo sự đột phá về năng suất trên 5 ngành công nghiệp lớn. Hai là thúc đẩy tăng trưởng bao trùm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của LHQ. Ba là phát huy các doanh nghiệp nhỏ và vừa vốn là xương sống của ASEAN.
"Nhiều chuyên gia nói rằng, rất nhiều sinh kế cho người dân được xuất từ cuộc cách mạng 4.0, tuy nhiên thách thức về gia tăng khoảng cách thu nhập và nguy cơ gây bất ổn xã hội cũng là vấn đề đáng quan tâm", Thủ tướng nói.
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ASEAN tự hào có một Singapore tiên phong về kinh tế số, đạt được những thành tựu thời gian qua.
Thủ tướng đề xuất một số ưu tiên: Đề nghị chúng ta trao đổi để có thêm kết nối số và các kết quả của những kết nối này. Hợp tác chia sẻ dữ liệu. Hai là, hài hoà môi trường kinh doanh, cần phải xây dựng cơ chế hài hoà, môi trường kinh doanh, thể chế, luật pháp…
Thủ tướng cũng đề cập dến vấn đề tìm kiếm phát huy tài năng. "Tìm kiếm kỹ sư làm nghề là một thách thức lớn đối với ASEAN, tôi đề nghị ươm mầm tài năng trong khu vực", ông nói.
Theo Thủ tướng, cần hình thành mạng lưới giáo dục ASEAN và hệ thống giáo dục suốt đời.
Người lãnh đạo cao nhất Chính phủ Việt Nam cũng cho rằng: Trong bối cảnh 4.0, chúng ta phải chung tay hợp tác để phát triển, lấy người dân làm trung tâm. ASEAN đã khẳng định vai trò trung tâm trong khu vực.
"Ngay tại Việt Nam, vào 15h hôm nay, một doanh nghiệp của Indonesia và Việt Nam sẽ khai trương dịch vụ vận chuyển bằng công nghệ 4.0 tại Việt Nam. Tổng thống Indonesia sẽ tham dự", Thủ tướng cho biết.
ASG @HochschildF deliveries the message of SG @antonioguterres to #WEF @Davos Summit on #ASEAN: technology must help achieve the promise of the #SDGs — to leave no one behind! @ASteiner @UNDP @UNDPasiapac pic.twitter.com/mYAdcQ5VHd
— Haoliang Xu (@HaoliangXu) 12 tháng 9, 2018
10h35: Thông điệp của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres về WEF ASEAN được công bố
Theo đại diện Liên Hợp Quốc, đói nghèo đang được đẩy lùi và các mạng công nghệ 4.0 đang phát triển mạnh mẽ, trong đó ASEAN là khu vực thinh vượng. Liên Hợp Quốc cũng đang đưa ra những giải pháp để tận dụng công nghệ mới nhằm đẩy lùi các rủi ro.
10h27: Chủ tịch WEF trân trọng cảm ơn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo cấp cao các nước đã có mặt tại Hà Nội để bắt đầu cuộc họp thứ 27 của Diễn đàn Kinh tế thế giới.
Bài phát biểu mở đầu phiên khai mạc của Chủ tịch WEF kéo dài 5 phút, trong đó nhấn mạnh tới thực tại và tương lai của ASEAN trong bối cảnh bao trùm về Cách mạng Cộng nghiệp 4.0.
"Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ thay đổi mô hình kinh doanh, mang tính đột phá, cạnh tranh toàn cầu. 20 năm tới chúng ta sẽ hoàn toàn khác biệt, các quốc gia sẽ thành công trong việc làm chủ cuộc CMCN 4.0", Chủ tịch WEF nói. Chủ tịch WEF cho rằng CMCN 4.0 sẽ xoá bỏ 1 số công việc nhưng tạo cơ hội cho công việc mới. "Thế giới đang tham gia cuộc chạy đua để làm chủ CMCN 4.0. Các quốc gia ASEAN với tầm nhìn có thể là người đi đầu chứ không phải đi sau trong cuộc cách mạng này", ông nhấn mạnh
10h25: Ban tổ chức WEF ASEAN giới thiệu ngắn gọn: Xin chào mừng quý vị đại biểu! ASEAN ngày nay là một trong nhưng khu vực tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, bản thân ASEAN đã là một thị trường thống nhất.
10h20: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo cấp cao các nước ASEAN, khu vực quốc tế bước vào hội trường.
All set for an inspiring 2 days of discussion at #WEF ASEAN on the Fourth Industrial Revolution. @EricssonAPAC Head of Strategy, Technology and Government and Industry Relations, David Hägerbro, with the Prime Minister of Vietnam, Nguyen Xan Phuc. @Hagerbro pic.twitter.com/6UtXd6mjhd
— SoniaA (@soniaaplin) 12 tháng 9, 2018
Với sự tham dự của lãnh đạo các nền kinh tế thế giới và gần 1.000 đại biểu đến từ các Tập đoàn đa quốc gia, WEF ASEAN là hoạt động đối ngoại đa phương lớn nhất trong năm 2018 do Việt Nam tổ chức. Hội nghị diễn ra từ ngày 11-13/9/2018, với chủ đề "ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp 4.0".
Kể từ khi Việt Nam và WEF bắt đầu hợp tác năm 1989 đến nay, WEF là một diễn đàn quan trọng, góp phần thiết thực vào phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Việt Nam luôn coi trọng hợp tác với WEF, chủ động, tích cực tham gia và có nhiều đóng góp, sáng kiến nổi bật tại diễn đàn có uy tín hàng đầu thế giới này.
Năm 2010, trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị WEF Đông Á (tiền thân của Hội nghị WEF ASEAN).
Năm 2016, theo sáng kiến của Việt Nam, Hội nghị WEF về khu vực Mekong lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội nhằm kết nối, quảng bá khu vực Mekong với các tập đoàn lớn của thế giới.
Đến nay, Việt Nam là nước đầu tiên và duy nhất trong khu vực Đông Nam Á mà WEF đã ký và triển khai Thỏa thuận hợp tác theo mô hình đối tác công-tư (PPP). Đây là một nội dung hợp tác quan trọng, thực chất. WEF đánh giá việc thực hiện thành công thỏa thuận hợp tác với Việt Nam sẽ là mẫu hình để WEF xem xét khả năng mở rộng áp dụng với các nước khác trong khu vực.
Hội nghị WEF ASEAN năm 2018 tại Hà Nội diễn ra trong bối cảnh tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN tiếp tục được đẩy mạnh, tình hình thế giới và khu vực biến chuyển nhanh và phức tạp, tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) ngày càng sâu sắc. Chủ đề của Hội nghị được chính giới, doanh nghiệp, bạn bè và đối tác quốc tế, nhất là các nước ASEAN, tích cực hưởng ứng, đánh giá cao.
Trên cương vị nước chủ nhà, lãnh đạo Việt Nam khẳng định trọng trách cùng WEF và các nước ASEAN tập trung thảo luận những vấn đề quan trọng và hình thành các ý tưởng, định hướng lớn về phát triển của các nước ASEAN trong Cách mạng công nghiệp 4.0, nhằm góp phần thực hiện thành công Tầm nhìn ASEAN 2025 vì lợi ích và sự phát triển của cả khu vực và từng quốc gia, đóng góp cho sự thịnh vượng chung của khu vực và thế giới.