Sáng nay (12/9), Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018 đã chính thức khai mạc phiên toàn thể với chủ đề "Những ưu tiên của ASEAN trong Cách mạng công nghiệp 4.0" có sự tham dự của các nhà lãnh đạo ASEAN, quốc tế và WEF.
Các nhà lãnh đạo khu vực đã nói về ý nghĩa của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với các quốc gia trong khu vực, những mối quan ngại và các lựa chọn của ASEAN trong thời đại công nghệ tạo ra những sự thay đổi lớn về kinh tế xã hội.
Tại sự kiện, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã có bài phát biểu chia sẻ góc nhìn của Indonesia về cơ hội mà cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang lại, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với nguy cơ chiến tranh thương mại. Vị Tổng thống trẻ tuổi đã sử dụng ngôn ngữ trong thế giới các siêu anh hùng để miêu tả những mối đe dọa mà thế giới đang phải đối mặt.
"Chuyện gì đang diễn ra trong nền kinh tế thế giới ngày nay? Liệu có phải chúng ta đang hướng tới một cuộc chiến vô hạn hay không? Từ khi cuộc đại khủng hoảng 1930 chưa bao giờ chiến tranh thương mại lại bùng nổ mãnh liệt như hiện nay. Nhưng các quý vị hãy tin tưởng rằng tôi và các công ty của tôi sẵn sàng chống lại Thanos — nhân vật phản diện trong bộ phim bom tấn "Cuộc chiến vô cực", ngăn Thanos xóa bỏ 1 nửa dân số thế giới", ông nói.
Thứ nhất, xung quanh chúng ta công nghệ đang tạo ra hiệu suất ngày càng cao hơn. Sự tiến bộ công nghệ cho phép chúng ta sử dụng tài nguyên tiết kiệm hơn. Nghiên cứu khoa học cho thấy các nền kinh tế đang trở nên nhẹ nhàng hơn. Mỗi nền kinh tế đang sử dụng tài nguyên vật lý 1 cách hiệu quả hơn, khối lượng rác thải bao gồm tivi, camera, sách báo và giày dép đã được thay thế bởi sự nhẹ nhàng của điện thoại di động, máy tính bảng. Nhà máy điện nặng nề được thay thế bởi các turbine điện gió và tấm pin mặt trời.
Tổng thống Indonesia chia sẻ:
"Tôi tin rằng trong dài hạn cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn chứ không phải là cướp đi việc làm của con người. Cuộc cách mạng này cũng không làm tăng sự bất bình đẳng mà sẽ làm giảm sự bất bình đẳng vì nó giảm đáng kể chi phí các sản phẩm và dịch vụ, do đó tăng khả năng tiếp cận cho người thu nhập thấp".
Cuộc chiến vô cực không phải chiến tranh thương mại mà là cuộc chiến trong mỗi chúng ta. Cần học lại bài học lịch sử: với sự hợp tác nhân loại sẽ có được sự đủ đầy và chúng ta sẽ tạo ra được những tài nguyên vô hạn".
Giấc mơ top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới và kế hoạch "Making Indonesia 4.0" của Tổng thống Joko Widodo.