Hàng loạt cán bộ 'nhúng chàm' ăn tiền làm thủy điện Sơn La

© Ảnh : TPOCông an khám nhà Đèo Văn Ban, tháng 11/2017
Công an khám nhà Đèo Văn Ban, tháng 11/2017 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
15 lãnh đạo, cán bộ các sở, ngành ở Sơn La được xác định đã ban hành kế hoạch trái quy định dẫn tới bồi thường sai hơn 1,2 tỷ đồng cho 1 hộ dân. Còn nhiều trường hợp được nhận bồi thường theo kế hoạch nêu trên, song CQĐT xác định không đủ căn cứ xử lý hình sự..Tiền Phong cho hay.

Loạt cán bộ "nhúng chàm"

Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Sơn La vừa hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại huyện Mường La (Sơn La). 

Cờ Việt Nam và Đảng Cộng sản - Sputnik Việt Nam
"Nhận diện cán bộ nhúng chàm chưa bị lộ để loại bỏ"

Vụ án có 17 bị can, phần nhiều là cán bộ chủ chốt của Sơn La gồm: Trương Tuấn Dũng — Phó GĐ Sở Tài chính; Triệu Ngọc Hoan — GĐ Sở TN&MT;   Phan Đức Chính — Trưởng phòng TN&MT huyện Mường La; Sòi Ngọc Hùng — GĐ Văn phòng đăng ký đất đai (VP ĐKĐ); Phan Xuân Khoa — Phó Ban quản lý di dân tái định cư Mường La… 

Nội dung vụ án thể hiện, năm 2013, khi trả tiền bồi thường, nhiều hộ dân có đất bị thu hồi tại khu vực Nhà máy thủy điện Sơn La không đồng ý vì cho rằng còn thiếu nhiều diện tích chưa được hỗ trợ. Để xác định, tỉnh Sơn La chỉ đạo UBND huyện Mường La đo đạc lại, thống kê diện tích đất từng hộ và đưa phương án bồi thường trên diện tích chưa được bồi thường trước đó.

Nguyễn Phú Trọng - Sputnik Việt Nam
Còn ai 'nhúng chàm'?
Năm 2014, Trương Tuấn Dũng (lúc này là Phó Chủ tịch UBND huyện Mường La) ký ban hành Kế hoạch số 41 để triển khai thực hiện chỉ đạo của tỉnh, đồng thời chỉ định cho VP ĐKĐ và Cty Bảo Bình (trụ sở tại Hà Nội) đo đạc, lập bản đồ địa chính.

Cơ quan tố tụng xác định, Kế hoạch 41 được ban hành sai quy định; chỉ đạo của UBND tỉnh Sơn La; đo đạc trước, hoàn thiện hồ sơ pháp lý sau… Khi thực hiện Kế hoạch 41, tại Sơn La xuất hiện nhiều đơn thư vượt cấp, đặc biệt là đơn của bị can Đèo Văn Ban (một cá nhân nằm trong diện được đền bù) đã gây ảnh hưởng xấu tới an ninh trật tự, buộc công an phải điều tra. 

Chỉ sai phạm với một hộ dân

Kết quả cho thấy, ông Ban từng được cấp 1 thửa đất rộng 32.400m2 tại xã Tạ Bú và đã nhận đủ tiền đền bù từ dự án thủy điện. Tuy vậy, bị can liên tục gửi đơn thư vượt cấp, đề nghị được bồi thường theo khung giá đất năm 2015 thay vì giá năm 2013. Năm 2014, khi đo đạc lại theo Kế hoạch 41 nói trên, Đèo Văn Ban đã tự ý khoanh vùng đất của mình trên bản đồ với diện tích lớn hơn nhiều lần thực tế. 

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - Sputnik Việt Nam
"Tâm ý" của Tổng Bí thư: "Ai đã trót ít nhiều nhúng chàm rồi thì sớm tự giác gột rửa"
Ông Ban cũng đề nghị và được bị can Bùi Văn Tân (cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai) chuyển loại đất để được bồi thường giá cao. Đèo Văn Ban cũng được Vũ Hồng Giang (lúc này làm việc cho Cty Bảo Bình) chia, số hóa đất trên bản đồ thành 97 thửa trong khi thực tế Ban chỉ có 1 thửa. Đối tượng Ban còn tự nhận là Trưởng bản để ký xác nhận hồ sơ cho chính mình. Kết quả, Đèo Văn Ban được huyện Mường La phê duyệt thu hồi gần 170.000 m2 với số tiền hơn 1,2 tỷ đồng.

Theo cơ quan tố tụng, việc chỉ đạo sai của bị can Trương Tuấn Dũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sai phạm nói trên. Bị can Triệu Ngọc Hoan (GĐ Sở TN&MT) dù không nắm được kết quả đo đạc đất của hộ Đèo Văn Ban nhưng vẫn ký ban hành bản đồ địa chính dẫn tới đền bù sai. Các bị can khác biết thực hiện Kế hoạch 41 sẽ dẫn tới sai phạm nhưng vẫn cố ý làm theo…

Nguyễn Phú Trọng - Sputnik Việt Nam
Có ông "tay đã nhúng chàm" nhưng vẫn đang nghĩ ...họ chừa mình ra
 Trước đó, ngày 11/7, VKSND tỉnh Sơn La đã ra cáo trạng truy tố 17 bị can trên về các tội "Cố ý làm trái…", "Thiếu trách nhiệm…". Sau khi tiếp nhận hồ sơ, TAND tỉnh Sơn La trả lại, yêu cầu điều tra việc bồi thường cho các hộ dân theo Kế hoạch 41 có sai phạm không; làm rõ mục đích, động cơ phạm tội của các bị can và số tiền được hưởng lợi nếu có.

Tuy nhiên, cơ quan ANĐT Công an tỉnh Sơn La cho biết không có căn cứ để làm rõ các nội dung theo yêu cầu. Cơ quan ANĐT cũng kết luận không đủ căn cứ chứng minh và quy kết trách nhiệm hình sự về sai phạm của các bị can và đối tượng khác có liên quan trong đo đạc, bồi thường với các hộ dân khác trừ hộ Đèo Văn Ban. 

Tính đến năm 2015, chi phí xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La ở mức gần 35.000 tỷ đồng (giữ nguyên dự toán). Tuy nhiên, hạng mục di dân tái định cư tăng hơn 6.100 tỷ đồng trong đó, tỉnh Sơn La được duyệt khoảng 11.100 tỷ nhưng tăng lên 16.300 tỷ đồng; tỉnh Điện Biên tăng từ 6.000 lên 6.700 tỷ đồng; tỉnh Lai Châu tăng khoảng 300 tỷ đồng, lên mức 3.430 tỷ đồng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала