Bà Lê Hoàng Diệp Thảo thắng kiện ông Đặng Lê Nguyên Vũ

© Ảnh : Hoàng Hà/ ZingBà Lê Hoàng Diệp Thảo vẫn chưa thể trở về Trung Nguyên sau 3 năm tranh chấp.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo vẫn chưa thể trở về Trung Nguyên sau 3 năm tranh chấp. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cấp phúc thẩm bác kháng cáo của ông Vũ, giữ nguyên án sơ thẩm. Như vậy, bà Thảo được khôi phục quyền điều hành và quản lý tại Trung Nguyên, Trí thức trẻ cho biết.

Ngày 20/9, TAND Cấp cao tại TP HCM mở phiên xét xử vụ "Tranh chấp giữa thành viên công ty với công ty" xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên do bà Lê Hoàng Diệp Thảo (45 tuổi) khởi kiện ông Đặng Lê Nguyên Vũ (47 tuổi).

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Sputnik Việt Nam
Cuộc chiến quyền lực: Ngàn ngày 'kiếp nạn' vợ chồng Đặng Lê Nguyên Vũ

Sau khi nghị án, HĐXX không chấp nhận kháng cáo của bị đơn và của Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên. Do đó, bản án sơ thẩm được giữ nguyên, chấp nhận 1 phần yêu cầu của nguyên đơn, huỷ bỏ quyết định bãi nhiệm chức vụ chức danh của bà Thảo. Ngoài ra, ông Vũ không được ngăn cấm, cản trở quyền điều hành, quản lý của bà Thảo.

Theo hồ sơ, bà Lê Hoàng Diệp Thảo khởi kiện chồng là ông Vũ nhằm yêu cầu hủy bỏ quyết định bãi nhiệm chức danh Phó Tổng giám đốc thường trực của mình. Bà Thảo cho rằng quyết định này đã được ông Vũ ban hành trái quy định pháp luật.

Đặng Lê Nguyên Vũ - Sputnik Việt Nam
Trung Nguyên về đâu sau cuộc chia ly ngàn tỷ của vợ chồng “vua cà phê” Đặng Lê Nguyên Vũ?
Bà Thảo cũng yêu cầu ông Vũ chấm dứt hành vi ngăn chặn bản thân thực hiện các quyền và trách nhiệm điều hành công ty với tư cách thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) và Phó Tổng giám đốc thường trực. Ngoài ra, bà Thảo còn có yêu cầu một số nội dung khác.

Tại phiên xử, đại diện bị đơn cho rằng không có việc ông Vũ ngăn cấm, cản trở bà Thảo tham gia hoạt động, điều hành quản lý công ty. Bởi các cuộc họp HĐQT và Đại hội đại cổ đông, bà Thảo đều được mời trực tiếp tham gia. Phía bị đơn cung cấp tài liệu cho tòa, có biên bản bà Thảo tham gia, có biên bản bà này không tham gia.

Luật Trương Thị Hoà (bảo vệ cho bị đơn) trình bày: "Chủ tịch HĐQT không có quyền bãi nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc thường trực nên ông Vũ đã sai. Do đó, sau khi có bản án sơ thẩm, ông Vũ đã có quyết định thu hồi huỷ bỏ quyết định bãi nhiệm sai này".

Đặng Lê Nguyên Vũ - Sputnik Việt Nam
Đặng Lê Nguyên Vũ và cuộc gặp hiếm hoi với phóng viên Mỹ 5 năm trước
Theo luật sư Hòa, đối tượng khởi kiện là quyết định bãi nhiệm không còn do được thu hồi và huỷ bỏ nên đề nghị tòa đình chỉ yêu cầu khởi kiện này. Với vấn đề bà Thảo tố bị ngăn cấm, luật sư hoà cho rằng bị đơn đã nộp nhiều hồ sơ tài liệu thể hiện không có việc này nên không có cơ sở để xem xét.

"Không có quy định thành viên HĐQT là người quản lý công ty nên ông Vũ không cản trở ngăn cấm quyền quản lý của thành viên HĐQT" — luật sư của bị đơn đề nghị tòa sửa án sơ thẩm, đình chỉ giải quyết yêu cầu khởi kiện.

Đối đáp lại, luật sư Trương Trọng Nghĩa (bảo vệ cho nguyên đơn) đặt vấn đề: "Vì sao nói đối tượng khởi kiện không còn mà bị đơn vẫn kháng cáo? Một mặt kháng cáo, một mặt nói đừng xét tới?".

Đặng Lê Nguyên Vũ - Sputnik Việt Nam
Đặng Lê Nguyên Vũ: "Qua đâu có tâm thần!"
Theo luật sư Nghĩa, Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên  là công ty gia đình nên không dựa trên sự phân chia quyền lợi như các công ty thông thường: "Giữa bà Thảo và ông Vũ không đơn thuần là quan hệ góp vốn mà còn là quan hệ vợ chồng. Công ty được hình thành từ một công ty nhỏ rồi cùng nhau lớn mạnh, như vậy tài sản sỡ hữu hay cổ phần công ty phải chia đôi".

Theo luật sư, trước đây và hiện nay, bà Thảo vẫn là bà chủ công ty nhưng lại không được đụng vào bất cư giấy tờ, sổ sách của công ty. "

Phía bị đơn không ngăn cấm, nhưng chỉ cho tham gia các cuộc họp HĐQT thưa thớt. Quản lý điều hành công ty nhưng không được gặp khách hàng, ký kết hợp đồng" — Luật sư Nghĩa nói.

Đỗ Hoà CEO Trung Nguyên - Sputnik Việt Nam
Cựu CEO Trung Nguyên: Đặng Lê Nguyên Vũ bị hoang tưởng quyền lực?
Trước đó, hồi cuối tháng 9/2017, TAND TP HCM đã xét xử sơ thẩm và chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Lê Hoàng Diệp Thảo. Cụ thể, bản án sơ thẩm tuyên hủy bỏ quyết định bãi nhiệm chức danh Phó Tổng giám đốc thường trực của bà Thảo, khôi phục lại chức danh cho bà này. Ông Vũ cũng không được cản trở vợ tham gia điều hành quản lý công ty đúng chức trách.

Sau bản án này, ông Đặng Lê Nguyên Vũ kháng cáo cho rằng chức vụ Phó Tổng giám đốc thường trực của bà Thảo không đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành quản lý công ty. Nội dung bà Thảo tố cáo bị ông Vũ ngăn chặn cản trở việc tham gia điều hành, quản lý công ty với tư cách thành viên HĐQT là không có căn cứ chứng, không đúng với quy định của pháp luật.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên cũng có kháng cáo cho rằng yêu cầu khởi kiện của bà Thảo không phải là tranh chấp về kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án mà thuộc về nội bộ công ty.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала