Việt Nam: Bao giờ hết cảnh ôm thịt chó bỏ chạy?

© Ảnh : NT/PLONgười phụ nữ giằng lại thịt chó từ cơ quan chức năng
Người phụ nữ giằng lại thịt chó từ cơ quan chức năng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Người kinh doanh mong muốn được bán thịt chó có nguồn gốc để không bị phạt, theo PLO.

Sáng 25-9, cơ quan chức năng phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP.HCM lại tổ chức kiểm tra và xử phạt những điểm bán thịt chó trên tuyến đường TMT-13.

Thịt chó ở Indonesia - Sputnik Việt Nam
Nỗi ám ảnh kinh hoàng khiến “kinh đô thịt chó” Nhật Tân bỗng dưng biến mất

Như bao lần trước, những người bán thịt chó nhanh tay quăng "vật chứng" vô nhà, khóa cửa rồi bỏ chạy tán loạn. Có người còn vấp té sóng soài. Cuối cùng, cơ quan chức năng tịch thu những phần thịt chó sót lại cùng bàn, ghế, cân, thau…

Phạm luật… bất đắc dĩ

Thế nhưng chiều cùng ngày, những điểm bán thịt chó nói trên lại hoạt động bình thường. Hàng chục con chó thui vàng rượm để trên sạp bốc mùi thơm phức.

PV hỏi một bà bán thịt chó: "Mới bị kiểm tra sáng nay mà chị không sợ à?". "Tôi bán thịt chó chứ đâu phải bán hàng cấm mà sợ. Chúng tôi kinh doanh cũng muốn chấp hành quy định pháp luật. Cơ quan chức năng lấy lý do thịt chó tôi bán không nguồn gốc nên tịch thu. Vậy cơ quan chức năng chỉ tôi chỗ cung cấp thịt chó có nguồn gốc để tôi mua rồi bán lại đi" — bà này nói.

Chó thui ở một quán ăn trên đường phố Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Cấm hay không cấm ăn thịt chó? Cuộc tranh luận nảy lửa
Sau khi nghe PV thuật lại câu chuyện, ông Nguyễn Đức Tâm, Phó Chủ tịch UBND phường Trung Mỹ Tây, thừa nhận mong muốn được bán thịt chó có nguồn gốc của người kinh doanh là hoàn toàn chính đáng.

"Hiện chó không nằm trong diện kiểm soát giết mổ nên đòi hỏi kinh doanh thịt chó phải có nguồn gốc là điều không dễ. Cơ quan chức năng kiểm tra và xử lý vừa xong thì người kinh doanh lại tiếp tục bày thịt chó ra bán, không thể giải quyết căn cơ" — ông Tâm nói.

Ông Hoàng Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND phường 9, quận Gò Vấp, TP.HCM, cho biết mới đây UBND phường ra quyết định phạt hai quán "cầy bảy món" do không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP).

© Ảnh : NT/PLOLực lượng chức năng tạm giữ một máy đánh lông chó để xử lý
Lực lượng chức năng tạm giữ một máy đánh lông chó để xử lý - Sputnik Việt Nam
Lực lượng chức năng tạm giữ một máy đánh lông chó để xử lý

"Chủ quán rất muốn có được giấy chứng nhận ATTP. Tuy nhiên, chủ quán cho biết thịt chó lấy từ mối quen nên không thể chứng minh nguồn gốc. Đây chính là nguyên nhân khiến cơ quan chức năng không thể cấp giấy chứng nhận ATTP cho các quán. Chủ quán rất muốn sử dụng thịt chó có nguồn gốc để chế biến nhưng không biết tìm đâu ra. Chúng tôi chỉ phạt một lần không có giấy chứng nhận ATTP chứ không thể phạt nữa" — ông Tuấn bày tỏ.

Đề xuất xây dựng cơ sở giết mổ chó

Con chó - Sputnik Việt Nam
Tranh cãi ăn thịt chó: Đĩa thịt chó không nói lên đạo đức con người
Tương tự, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP.HCM, cho biết trên địa bàn phường cũng có ba quán "cầy bảy món".

"Cả ba quán đều không có giấy chứng nhận ATTP. Tuy nhiên, đây không phải lỗi do chủ quán mà do thịt chó dùng chế biến không chứng minh được nguồn gốc. Do vậy đoàn kiểm tra chỉ nhắc nhở chứ không phạt" — ông Nghĩa nói.

Theo ông Nghĩa, Nhà nước chỉ vận động người dân không ăn thịt chó chứ không cấm.

"Còn người ăn thì còn người bán thịt chó. Trong khi người kinh doanh cũng muốn bán thịt chó có nguồn gốc rõ ràng. Bài toán này đặt ra cho cơ quan có thẩm quyền" — ông Nghĩa nói thêm.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Tâm kiến nghị cần đưa loại hình kinh doanh thịt chó vào nề nếp để không gây khó cho địa phương và người bán. Cơ quan thẩm quyền có thể nghiên cứu chỉ cho phép giết mổ chó cỏ.

Ông Phạm Thanh Học - Sputnik Việt Nam
Phó ban Tuyên Giáo Hà Nội: “Tôi cũng ăn thịt chó, nhưng rất ít”
Ông Tâm còn kiến nghị TP.HCM có thể nghiên cứu xây dựng cơ sở giết mổ chó tập trung. "Chó đưa vào đây giết mổ sẽ được cơ quan thú y thực hiện đúng như quy trình kiểm soát giết mổ đối với heo, bò theo Thông tư 09/2016 của Bộ NN&PTNT.

Chó nuôi hao hụt ngày càng nhiều

Khoảng 80% chó đưa vào lò giết mổ trái phép thuộc diện bắt trộm. Trên địa bàn phường Trung Mỹ Tây, thống kê của cơ quan thú y cho thấy bình quân mỗi năm chích ngừa dại cho khoảng 600 con chó. Tuy nhiên, trong năm 2018, tới thời điểm này thì lượng chó được tiêm ngừa dại ít hơn rất nhiều vì đã bị bắt trộm. Nhà tôi nuôi hai con chó, hiện không còn con nào vì bị trộm chó "cho vào tròng".

Chủ lò mổ mua với giá tròm trèm 40.000 đồng/kg chó hơi. Sau khi giết thịt sẽ bán lại cho các chủ sạp với giá mỗi ký từ 75.000 tới 80.000 đồng. Chủ sạp sẽ bán lại cho khách giá từ 100.000 đến 140.000 đồng. Do quá lời, nhiều người lại khoái "cầy bảy món" nên hoạt động kinh doanh thịt chó vẫn tồn tại. Ông Nguyễn Đức Tâm, Phó Chủ tịch UBND phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP.HCM.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала