Trung Quốc đang mưu đồ đặt cộng đồng quốc tế trước ‘sự đã rồi'
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton hôm 26/9 đã cảnh báo những hành động "rất nguy hiểm" của Trung Quốc trên Biển Đông, giữa lúc Bắc Kinh chỉ trích các cuộc tuần tra đảm bảo tự do hàng hải của Mỹ và các nước đồng minh trong vùng biển này.
Liên Hợp Quốc hôm 26/9 sẽ tổ chức phiên tranh luận tại cuộc họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và Tổng thống Donald Trump dự dịnh có bài phát biểu trước các nhà lãnh đạo thế giới về những chủ đề được cho là quan trọng đối với Mỹ.
Trong chương trình Sunday Morning Futures của kênh truyền hình Fox News được phát sóng hôm 23/9, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton đã tiết lộ những chủ đề mà ông cho là Tổng thống Trump sẽ đề cập đến trong bài phát biểu tại Liên Hợp Quốc.
"Chúng tôi có một số vấn đề lớn với hai cường quốc khác của thế giới, với Trung Quốc là về thương mại và các vấn đề rộng lớn hơn liên quan tới xung đột địa chính trị, còn với Nga, chúng tôi cũng đang đối đầu trong hàng loạt lĩnh vực khác nhau" — ông Bolton nói.
Theo cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, Trung Quốc dường như "vẫn đang tìm cách suy đoán bước đi tiếp theo của Tổng thống Donald Trump" trong vấn đề thương mại để tìm cách đối phó và đáp trả.
"Tôi nghĩ nhiều người vẫn chưa hiểu chính xác nguy cơ ở đây là gì. và có lẽ Tổng thống Trump sẽ nêu lên những vấn đề này. Đó không chỉ là vấn đề về kinh tế. Đó không chỉ là về thuế quan hay thương mại" — vị Cố vấn an ninh Mỹ nói và nhấn mạnh rằng, đó là vấn đề về sức mạnh quân sự mà Bắc Kinh đang theo đuổi và sử dụng không đúng.
Theo ông, Trung Quốc đang nuôi ý định tạo ra một "sự đã rồi" trên Biển Đông khiến tất cả trở tay không kịp và đang có thêm những động thái quân sự để tiếp tục làm điều đó.
Mỹ và đồng minh đã làm tất cả để chặn âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc
Theo cáo buộc của Mỹ và cộng đồng quốc tế, Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền phi lý với phần lớn diện tích của Biển Đông và có nhiều động thái quân sự hóa trái phép tại các đảo tranh chấp, thay đổi hiện trạng vùng biển này, nhằm hiện thực hóa "đường lưỡi bò" (hay còn gọi là "đường chín đoạn") phi pháp của mình.
Ngoài ra, Bắc Kinh còn triển khai các vũ khí tên lửa tấn công và máy bay chiến đấu, cùng với các công trình khác như sân bay, cầu cảng, trạm radar…, trên các đảo mà nước này chiếm đóng trái phép của Việt Nam trên Quần đảo Trường Sa và đã bồi lấp trái phép trong mấy năm qua.
Mưu đồ của Bắc Kinh là sử dụng sức mạnh quân sự để uy hiếp các nước Đông Nam Á đã tố cáo Trung Quốc chiếm đoạt chủ quyền; cùng với các nước không công nhận chủ quyền phi pháp của nước này và tuyên bố tự do hàng hải trên Biển Đông, đồng thời gây nguy hiểm cho hoạt động của máy bay và tàu bè trên tuyến đường hàng hải qua Biển Đông.
Gần đây nhất, tàu đổ bộ HMS Albion của Hải quân Hoàng gia Anh hồi đầu tháng 9 đã di chuyển áp sát quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam, mà Trung Quốc trước đây đã chiếm đoạt trái phép bằng vũ lực.
Người phát ngôn của hải quân Anh cho biết "HMS Albion đã thực hiện quyền tự do hàng hải, tuân thủ theo luật lệ và quy định quốc tế".
Tuy nhiên, nhiều nước vẫn khẳng định cam kết của mình và cương quyết ngăn chặn chiến lược áp đặt ‘sự dã rồi' của Trung Quốc trên Biển Đông. Tuần này, Australia và Pháp tuyên bố sẽ tham gia các chiến dịch tuần tra đảm bảo tự do hàng hải trên Biển Đông bằng việc triển khai các tàu đi qua vùng biển này.
Ngoài vấn đề Biển Đông, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ cũng đề cập tới việc thực thi chính sách an ninh mạng mới nhằm tăng cường năng lực của Lầu Năm Góc trong việc bảo vệ không gian mạng trước các cuộc tấn công của các thế lực thù dịch với nước Mỹ.
Khi được giới phóng viên hỏi những đối tượng "đáng gờm" nhất trong các cuộc tấn công mạng, ông Bolton đã ngay lập tức xướng tên Trung Quốc đầu tiên, sau đó là Nga, Iran, Triều Tiên.