Việt Nam chế tạo pháo phản lực mini từ rocket trực thăng

© Sputnik / Vitaliy Ankov / Chuyển đến kho ảnhXe quân sự BM-21 của hệ thống pháo phản lực phóng loạt "Grad" trong quá trình bắn
Xe quân sự BM-21 của hệ thống pháo phản lực phóng loạt Grad trong quá trình bắn - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hệ thống pháo phản lực phóng loạt tự chế bằng cách đưa giàn phóng rocket không đối đất lên khung gầm xe tải việt dã đang là xu thế được ưa chuộng, báo Đất Việt cho biết.

Trên chiến trường Trung Đông và Bắc Phi, hình ảnh rất quen thuộc và được nhìn thấy nhiều lần trên các phương tiện truyền thông chính là những tổ hợp pháo phản lực phóng loạt tự chế do phiến quân làm ra bằng cách đưa bình rocket UB-32-57 của rocket S-5 lên xe bán tải Toyota Hilux.

Mi-24 - Sputnik Việt Nam
Cực hiếm: Bộ đội Việt Nam lắp rocket Mỹ cho trực thăng Mi-24A Liên Xô

Cách làm trên tạo ra một phương tiện yểm trợ hỏa lực tầm ngắn rất lợi hại, có sức cơ động cao, đơn giản trong sản xuất cũng như khai thác, tận dụng được cơ số đạn rocket không đối đất dư thừa.

Nhận thấy tính ưu việc của phương án trên, trong khuôn khổ Diễn đàn quân sự Army 2018, Công ty Zaslon của Nga đã cho ra mắt một tổ hợp pháo phản lực phóng loạt mini rất độc đáo.

Về cơ bản, vũ khí này sử dụng khung gầm xe bán tải việt dã dân sự, trên thùng xe phía sau lắp các cụm ống phóng rocket không đối đất S-8 vốn trang bị cho trực thăng vũ trang hay cường kích tấn công mặt đất.

Máy bay trực thăng MI-17 - Sputnik Việt Nam
Sức mạnh hủy diệt của Mi-17 Việt Nam khi có rocket Nga mới
Những ống phóng rocket S-8 cỡ 80 mm đã được tách rời khỏi cụm phóng cố định hình tròn để liên kết lại với nhau theo hàng và cột, kết cấu module của phương án trên giúp dễ dàng tăng hoặc giảm số lượng đạn sẵn sàng phóng.

Không chịu thua kém Nga, Tập đoàn WB của Ba Lan mới đây cũng đã mang tới Triển lãm công nghiệp quốc phòng MSPO 2018 tổ chức tại Kielce một sản phẩm tương tự.

Hệ thống pháo phản lực phóng loạt này của Ba Lan có tên gọi ZRN-01 Daisy, nó sử dụng rocket cỡ 80 mm do SJSHC "Artem" của Ukraine chế tạo, tuy nhiên bệ phóng của nó vẫn là dạng cụm tròn truyền thống chứ không phải module hóa như của Nga.

Thậm chí trong tương lai không xa, xu thế đưa đạn rocket đối đất lên thùng xe tải để làm nhiệm vụ của pháo phản lực phóng loạt được nhận xét là sẽ trở nên phổ biến không kém gì so với đưa tên lửa không đối không xuống mặt đất để làm đạn phòng không.

Hệ thống pháo phản lực phóng loạt ZRN-01 Daisy của Tập đoàn WB, Ba Lan    

Tàu hộ vệ săn ngầm Petya II phóng ngư lôi SET-40UE - Sputnik Việt Nam
Rocket chống ngầm tàu Petya Việt Nam vừa bắn mạnh thế nào?
Trước tình hình trên đã xuất hiện những đề xuất rằng Việt Nam có thể chế tạo một sản phẩm pháo phản lực phóng loạt mini tương tự để tận dụng số rocket Hydra cỡ 70 mm thu được rất nhiều sau năm 1975.

Nhưng thật ngạc nhiên khi biết được rằng thực tế chúng ta đã triển khai chương trình hoán cải vũ khí này ngay từ năm 1984, tức là đi trước thời đại đến gần 30 năm.

Sản phẩm của Việt Nam chính là hệ thống pháo phản lực phóng loạt mang tên H-21, nó là sự kết hợp giữa đạn rocket Hydra 70 của Mỹ trên khung gầm xe tải việt dã ZIL-131 do Liên Xô chế tạo.

Các ống phóng đạn rocket chưa rõ là được Việt Nam tách ra từ các bình rocket trực thăng hay là sản xuất mới. Bức ảnh trên ghi lại thời khắc đại đội phun lửa cơ giới thuộc Trung đoàn phòng hóa 86 bắn thử nghiệm H-21 tại trường bắn pháo binh tháng 9/1984.

© Ảnh : Báo Đất ViệtHệ thống pháo phản lực phóng loạt H-21 do Việt Nam chế tạo
Hệ thống pháo phản lực phóng loạt H-21 do Việt Nam chế tạo - Sputnik Việt Nam
Hệ thống pháo phản lực phóng loạt H-21 do Việt Nam chế tạo

Như vậy có thể thấy rằng nếu cần thiết thì Việt Nam có thể ngay lập tức chế tạo một tổ hợp pháo phản lực phóng loạt mini trên xe tải hoặc bán tải vì đã có kinh nghiệm thực tế.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала