Thứ trưởng Bộ GD-ĐT lý giải việc NXB Giáo dục lỗ 40 tỷ đồng nhưng vẫn chiết khấu cao

© Ảnh : vietnamnetÔng Nguyễn Hữu Độ.
Ông Nguyễn Hữu Độ. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ, sắp tới việc xóa độc quyền sách giáo khoa sẽ được thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 88 của Quốc hội, Trí thức trẻ cho hay.

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối 1/10, báo chí nếu vấn đề về việc vừa qua Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng có báo cáo chỉ ra việc độc quyền SGK nhiều năm qua gây nhiều hệ lụy.

Giờ học tiếng Việt công nghệ của học sinh trường Tiểu học Quán hành, huyện Nghi Lộc - Sputnik Việt Nam
Sách giáo khoa lỗ nặng, 250 tỷ đồng chiết khấu hàng năm đi đâu?

Báo cáo này chỉ rõ việc viết trực tiếp vào SGK gây lãng phí nhiều cho ngân sách Nhà nước, trong khi đó, NXB Giáo dục thông báo mỗi năm lỗ 40 tỷ đồng nhưng lại giữ mức chiết khấu 25%.

Phóng viên đề nghị được cho biết về quan điểm của Chính phủ và Bộ GD-ĐT xung quanh vấn đề này.

Trả lời câu hỏi trên, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, Nghị quyết 40 của Quốc hội giao cho Bộ GD-ĐT tổ chức thay SGK và biên soạn một bộ tài liệu SGK mới.

Theo ông Độ, Bộ đã thành lập nhóm biên soạn, tổ chức biên soạn, thành lập hội đồng thẩm định Quốc gia, sau đó chuyển NXB Giáo dục để tổ chức biên tập, thiết kế minh họa, in ấn… Quá trình thực hiện, NXB Giáo dục đã tổ chức đấu thầu in ấn ở tất cả các khu vực.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ - Sputnik Việt Nam
Giáo viên Toán "thách đố" Bộ trưởng Bộ Giáo dục dạy Toán lớp Một
Ông Độ cho biết, vì SGK phải vận chuyển đến các nhà trường nên NXB đã chia thành 4 khu vực trực tiếp tổ chức đấu thầu in ấn, để giảm chi phí vận chuyển sách từ các nhà in đến các trường.

Theo Thứ trưởng GD-ĐT, vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có quyết định giao quyền, nhiệm vụ cho 5 NXB có chức năng in ấn sách giáo khoa.

"Sắp tới, việc xóa độc quyền sẽ được thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 88 của Quốc hội, đó là việc tổ chức một chương trình có nhiều SGK, theo đó huy động các nguồn lực xã hội hóa để in ấn SGK", ông Độ nói.

Về vấn đề NXB Giáo dục báo mỗi năm lỗ 40 tỷ vì in sách giáo khoa nhưng giữ mức chiết khấu 25% (tương đương 250 tỷ đồng mỗi năm), Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho hay, theo báo cáo của NXB, ban đầu chiết khấu có thể từ 20 đến 25%, đến giờ chính thức từ 18 đến 20%.

Trần Tiểu Vy - Sputnik Việt Nam
Hoa hậu Tiểu Vy “học dốt” và triết lý của GS Hồ Ngọc Đại
Ông Độ giải thích, chiết khấu này chính là để thực hiện việc vận chuyển, phát hành sách từ nhà in thông qua các công ty sách, thiết bị trường học, từ đó vận chuyển đến cho các em học sinh.

"Mức chiết khấu này so với tỉ lệ chiết khấu sách tham khảo, các sách khác là từ 30-40%. Mức này để trực tiếp thực hiện phục vụ cho công tác phát hành sách cho các em học sinh", ông Độ nói.

Trao đổi thêm vấn đề này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, dư luận nhân dân và các ĐBQH rất quan tâm đến vấn đề SGK.

Theo ông, mỗi năm chúng ta phải chi phí khá lớn cho vấn đề in ấn, phát hành SGK.

Nhà xuất bản Giáo dục VN - Sputnik Việt Nam
Bộ GD&ĐT kiểm tra việc in, phát hành SGK tại NXB Giáo dục Việt Nam
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP thông tin, tại phiên họp Chính phủ hôm nay, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ trưởng GD-ĐT giải trình, báo cáo với Chính phủ và yêu cầu có giải pháp khắc phục ngay liên quan đến vấn đề người dân, xã hội và ĐBQH quan tâm.

Thủ tướng chỉ đạo việc in ấn, xuất bản SGK phải minh bạch, công khai, làm tốt công tác xã hội hóa, tránh độc quyền, tránh lợi ích nhóm.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng, việc biên soạn SGK cũng phải xem xét lại vì người dân, ĐBQH cho rằng có việc làm bài tập vào SGK. Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các trường, yêu cầu phải tiết kiệm, phải làm bài tập ra ngoài SGK…

"Thủ tướng chỉ đạo rất rõ ràng, liên quan đến trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Bộ phải làm tốt việc này, chuẩn bị trả lời chất vấn nếu QH quan tâm", ông Dũng nói.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала