Còn tác phẩm dịch của các nhà văn Nga chỉ chiếm vị trí thứ tư, mặc dù trước những năm 90 của thế kỷ trước, văn học Nga là những cuốn sách dịch thuật chủ yếu trên kệ sách ở các hiệu sách Việt Nam.
"Nhiều thế hệ người Việt Nam đã được giáo dục trên nền tảng văn học cổ điển Nga và những tác phẩm của các nhà văn Xô viết. Chủ nghĩa nhân văn của văn học Nga gần gũi với chúng tôi, chúng tôi ngưỡng mộ chủ nghĩa anh hùng được phản ánh trong đó và sự hy sinh của dân tộc Nga trong chiến tranh, trong việc xây dựng một thế giới mới,- nhà thơ và dịch giả Hoàng Thủy Toàn nói. — Khi Đổi mới bắt đầu ở Nga, chúng tôi nhận được bản dịch của Ovechkin và Dumbadze, Aitmatov, Rybakov và Platonov. Và mặc dù khối lượng tài liệu được xuất bản đã giảm đáng kể, chúng tôi có sách của Nabokov và Ulitskaya, Petrushevskaya và Minaev, Tolstoy và Tokareva. "
Toàn bộ cuộc đời của ông Thúy Toàn gắn bó chặt chẽ với văn học Nga, ông là một người sành hiểu biết về văn hóa Nga và là nhà tuyên truyền quảng bá nhiệt tình. Với tư cách là Trưởng ban dịch thuật của Hội nhà văn Việt Nam và là một trong những người sáng lập và lãnh đạo Trung tâm Đông Tây, ông đã giúp cho việc tạo ra nhiều bản dịch văn xuôi và thơ của Nga. Và giờ đây, dịch giả 80 tuổi, người được trao tặng Huân chương Hữu nghị Nga, là người đứng đầu Quỹ hỗ trợ cho việc quảng bá rộng rãi văn học Nga tại Việt Nam và văn học Việt Nam ở Nga.
Cả các nhà xuất bản Việt Nam cũng xuất bản tác phẩm văn học của Nga. Như gần đây, nhà xuất bản Kim Đồng đã in tuyển tập "Thư viện văn học trẻ em Nga" với 45 tập sách. Trong những năm gần đây, nhà xuất bản của Hội Nhà văn Việt Nam đã xuất bản bản dịch thơ tuyển chọn của Marina Tsvetaeva, những bài thơ và trường ca của Anna Akhmatova và Sergey Yesenin. Trong bản dịch của Thúy Toàn, nhà xuất bản Nghệ An đã xuất bản một tập thơ của Ivan Bunin, nhà xuất bản Thế giới — tập thơ của Nikolay Rubtsov, nhà xuất bản Văn học — một tượng đài của văn học Nga cổ xưa "Nói về trung đoàn của Igor" và "Tuyển chọn thơ A.S. Pushkin. Nhưng số lượng xuất bản của những cuốn sách này không nhiều, thường nhà thơ và dịch giả xuất bản sách với chi phí của chính họ bỏ ra, Thúy Toàn nói.
"Bây gi, sự quảng bá văn học Nga, văn hóa Nga phần lớn dựa trên vai của những người đam mê — những cựu sinh viên Việt Nam tốt nghiệp từ các trường đại học ở Nga, những người yêu thích ngôn ngữ và văn hóa của đất nước này. Chúng tôi dịch và xuất bản sách, tổ chức các buổi giao lưu kỷ niệm dành riêng cho các tác phẩm kinh điển của văn học Nga. Tôi đã thành lập bảo tàng tư nhân duy nhất trên thế giới về văn học Nga, trong đó tập hợp những hiện vật trưng bày thú vị, đôi khi độc nhất vô nhị. Tiếng tăm của bảo tàng đang phát triển, những cá nhân và nhiều nhóm gồm học sinh, sinh viên, bộ đội đến thăm bảo tàng. Nhưng tôi chưa thấy sự giúp đỡ về vật chất hay cũng như ủng hộ về mặt tinh thần. Có rất nhiều hiện vật, nhiều tài liệu, mà khu vực nhà riêng của tôi chưa đủ, bảo tàng cần phải được mở rộng, và tôi không thể làm điều đó một mình. Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga đang làm một công việc rất lớn lao, nó có một trường học tiếng Nga tốt, nhưng điều này là không đủ. Chúng ta cần có thêm những buổi ca nhạc, những buổi giao lưu kỷ niệm, chiếu phim, thuyết trình, triển lãm, hội thảo và hội nghị — tất cả những điều đó ở các trung tâm văn hóa của Pháp, Trung Quốc và các nước khác đều có. Nhà nước cần chú trọng hơn để thúc đẩy quảng bá văn hóa của mình ở nước ngoài. Đặc biệt là ở một đất nước như Việt Nam, nơi có rất nhiều người biết và yêu thích nền văn hóa này ", — nhà thơ và dịch giả của Việt Nam, ông Thúy Toàn bày tỏ ý kiến.