Theo đề xuất này, Hạm đội Thái Bình Dương sẽ tăng cường các hoạt động trong tuần đầu của tháng 11/2018. Trọng tâm của kế hoạch, tàu chiến và máy bay chiến đấu của Mỹ cùng lục quân sẽ tham gia vào các cuộc tập trận tập trung để chứng minh Mỹ có thể chống lại các kẻ thù tiềm năng một cách nhanh chóng trên tất cả các mặt trận.
Cụ thể, các hạm đội và phi đội hải quân Mỹ sẽ di chuyển tới Biển Đông và eo biển Đài Loan để thực thi quyền tự do hàng hải trên các vùng biển quốc tế. Điều này đồng nghĩa với việc tàu và máy bay Mỹ sẽ tập trận ở khoảng cách gần với các lực lượng Trung Quốc.
Trên thực tế Mỹ vẫn đang tiếp tục thực hiện các chiến dịch tương tự từ đầu năm tới nay, nhưng kế hoạch này đề xuất nhiều nhiệm vụ được triển khai đồng thời trong thời gian ngắn.
Lầu Năm Góc từ chối thừa nhận hoặc bình luận về kế hoạch này.
"Như Bộ Trưởng Quốc phòng từng nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần, chúng tôi không bình luận về bất cứ chiến dịch nào trong tương lai", Trung tá Dave Eastburn, người phát ngôn Lầu Năm Góc cho hay.
Hạm đội Thái Bình Dương cũng từ chối đưa ra bình luận.
Thông tin được đăng tải xuất hiện chỉ vài ngày sau khi Lầu Năm Góc tiết lộ về cuộc chạm trán giữa tàu chiến Trung Quốc và khu trục hạm của Mỹ trên Biển Đông.
BREAKING: U.S. defense official confirms to @japantimes that photos showing a close encounter between the USS Decatur and a Chinese Navy warship in the South China Sea "are legitimate," but were not released by the U.S. Navy. pic.twitter.com/wJAktEbwtx
— Jesse Johnson ジェシージョンソン (@jljzen) 3 tháng 10, 2018
Tàu chiến Trung Quốc tiếp cận nguy hiểm khu trục hạm Mỹ.
Ông Brown cho biết tàu Trung Quốc đã ngang nhiên gửi đi các cảnh báo buộc USS Decatur phải rời đi và có những hành động hung hăng, tiếp cận ở khoảng cách 40 m phía trước chiến hạm Mỹ.
Ankit Panda, chuyên gia chính sách đối ngoại và biên tập viên của tờ The Diplomat gọi vụ việc là "nỗ lực trực tiếp và nguy hiểm nhất từ trước đến nay của Quân đội Trung Quốc để can thiệp vào chiến dịch tự do hàng hải hợp pháp của Mỹ tại Biển Đông".
Hưởng ứng lời kêu gọi này, nhiều cường quốc quân sự trên thế giới đã bắt đầu có những hành động cụ thể để thách thức các tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh và là một đòn đánh mạnh vào dã tâm của Trung Quốc tại vùng biển này.
Tuần trước, khu trục hạm HMS Argyll của Anh tham gia vào một cuộc tập trận cùng tàu sân bay trực thăng Kaga và tàu khu trục Inazuma của Nhật Bản trên Ấn Độ Dương trước khi tiến vào Biển Đông.
Đầu tháng 9, tàu chiến HMS Albion Hải quân Hoàng gia Anh đã di chuyển tới gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong một động thái khẳng định quyền tự do hàng hải quốc tế và thách thức các tuyên bố phi lý của Trung Quốc tại Biển Đông.
Australia trong một tuyên bố đưa ra hôm 3/10 cũng lên án các hành động nguy hiểm của Trung Quốc trên Biển Đông liên quan tới cuộc trạm chán giữa chiến hạm Mỹ và tàu chiến Trung Quốc. Canberra cho rằng Bắc Kinh đã sử dụng những chiến thuật nguy hiểm trong vụ việc lần này.
"Giờ không chỉ còn là sự hiện diện của Mỹ. Các cường quốc khác đã bắt đầu tăng cường sự hiện diện quân sự ở Biển Đông, đây là những lời cảnh cáo rõ ràng nhất gửi tới Bắc Kinh", ông Collin Koh, chuyên gia an ninh hàng hải tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore nhận định.