Nguyên nhân cụ thể khiến Mỹ gây áp lực lên Seoul có thể là chuyến thăm tới Hàn Quốc của Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Valentina Matvienko, — giáo sư Sung Hoon Jeh tại Trường Đại học Ngoại ngữ Hankuk nhận xét.
"Theo tôi, trước thềm chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga, giữa Nga và Mỹ đã nổ ra một cuộc chiến tranh tâm lý", — chuyên gia Hàn Quốc nói trong cuộc phỏng vấn với Spuntik.
Theo ý kiến của ông, Hoa Kỳ coi chuyến thăm sắp tới của bà Matvienko tới Seoul ngay sau chuyến thăm tới Bình Nhưỡng như một biểu tượng của việc Nga vẫn duy trì ảnh hưởng trong khu vực. Tất nhiên, Washington không hài lòng với điều đó.
"Hoa Kỳ chỉ trích Trung Quốc về các vấn đề thương mại cũng như về việc Trung Quốc can thiệp vào cuộc đàm phán giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên, tố Nga vi phạm lệnh cấm vận với Triều Tiên, đồng thời bác bỏ lời kêu gọi của Nga và Trung Quốc trong Hội đồng Bảo an để giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt (chống Bình Nhưỡng). Lập trường này của Hoa Kỳ là một thông điệp rõ ràng: không được để các quốc gia khác ngoại trừ hai miền Triều Tiên và Hoa Kỳ tham gia giải quyết các vấn đề trên bán đảo Triều Tiên", — ông Sung Hoon Jeh giải thích thêm.
Theo giáo sư Jeh, tình hình hiện tại giống với những ngày cuối cùng của triều đại Joseon trong Vương quốc Đại Triều Tiên vào giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi đất nước buộc phải chú ý lắng nghe ý kiến của những cường quốc khác, kết quả là Triều Tiên không thể thực hiện chính sách độc lập.
"Có vẻ như sau khi Chính phủ Hàn Quốc thông qua quyết định không cho phép chiếc tàu Nga rời khỏi cảng Busan, phía Nga đe dọa sẽ hủy bỏ chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga. Sau khi suy nghĩ nghiêm túc, Chính phủ Hàn Quốc đã cho phép tàu Nga rời khỏi cảng", — chuyên gia ước đoán.
Theo lời giải thích chính thức của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, việc tạm giữ tàu "Sevastopol" tại cảng Busan không phải là biện pháp "bắt giữ một chiếc tàu" vì đã xác minh vụ vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hoặc những hành động bất hợp pháp khác. Hơn nữa, sau khi các cơ quan chức năng điều tra vụ việc, họ không phát hiện những trường hợp vi phạm các nghị quyết nói trên. Tuy nhiên, Hàn Quốc đặc biệt chú ý đến con tàu này vì nó đã được đưa vào Danh sách xử phạt của Mỹ ngày 21 tháng 8.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cũng cho biết rằng, tàu "Sevastopol" đã cập cảng Busan vào ngày 13 tháng 8 để sửa chữa ngắn hạn, nhưng thời hạn rời khỏi cảng đã bị trì hoãn vì lý do riêng của tàu này. Và sau khi biết rằng, con tàu nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ vì buôn bán với Bắc Triều Tiên, chính quyền Hàn Quốc đã mở một cuộc điều tra và đã quyết định tạm giữ tàu tại cảng. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành tất cả các thủ tục, Hàn Quốc đã dỡ bỏ các biện pháp hạn chế.
Đồng thời, Bộ Ngoại giao Cộng hòa Hàn Quốc lưu ý rằng, trong quá trình điều tra, chính phủ Hàn Quốc" đã tham vấn chặt chẽ với phía Mỹ và Nga, có tính đến cam kết thực hiện nghiêm túc các biện pháp trừng phạt chống Bắc Triều Tiên, có chú ý đến sự hợp tác với Hoa Kỳ và mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nga".