Cách đây một năm, tôi từng viết trong blog của tôi rằng chuyến thăm Indonesia và Myanmar của ông Nguyễn Phú Trọng về nội dung và giao thức đều ở cấp độ Chủ tịch nước. Hôm nay tôi cũng xin nhắc lại rằng Tổng thống Nga và Tổng thống Hoa Kỳ, Thủ tướng Nhật Bản và Thủ tướng Ấn Độ, cũng như Chủ tịch Trung Quốc đã tiếp nhận ông Nguyễn Phú Trọng với tư cách là nhân vật thứ nhất của nhà nước Việt Nam. Do đó, không có nghi ngờ gì về việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các phẩm chất một nhà cầm quyền từ lâu đã xứng đáng với danh hiệu Chủ tịch nước.
Một số chuyên gia nước ngoài đã vội vã giải thích sự hợp nhất một người giữ hai chức vụ trong ban lãnh đạo Việt Nam là sao chép từ ví dụ Tập Cận Bình. Như chúng ta biết, ở Trung Quốc, Tổng bí thư Đảng Cộng sản đồng thời giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đối với những người hoài nghi việc có nhiều căn cứ vững chắc cho điều này, tôi muốn nhắc tới kinh nghiệm đối trọng của Liên Xô. Hồi đó, năm 1977, các nhà chức trách cao cấp Liên Xô đã nhận thấy rằng việc Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương đảng L.I. Brezhnev đồng thời giữ chức vụ chính thức cao nhất — Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô là điều hợp lý. Khoảng mười năm sau, cách tiếp cận này được lặp lại dưới thời Mikhail Gorbachev, ông cũng đồng thời kiêm nhiệm chức vụ Tổng bí thư Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản và Tổng thống Liên Xô. Nhưng điều này không có nghĩa là Bắc Kinh và Hà Nội làm theo kinh nghiệm của Liên Xô.
Nhân tiện xin nói thêm, không chỉ ở các nước có hệ thống cộng sản độc đảng lãnh đạo mới phổ biến chính sách như vậy. Tại Nhật Bản, thủ tướng là lãnh đạo của đảng thắng cử: hiện nay ông Shinzo Abe đang nắm giữ hai chức vụ quan trọng. Cũng có thể nói tương tự về ông Narendra Modi ở Ấn Độ và ông Emmanuel Macron ở Pháp. Nhưng trong hệ thống đa đảng, họ gặp nhiều khó khăn phức tạp hơn để thực hiện kế hoạch của mình.
Tôi tin tưởng rằng các đại biểu Quốc hội Việt Nam sẽ ủng hộ ứng viên Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.