Hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược đã được triển khai ở Nga, và trong tương lai gần, sẽ được thay thế bằng hệ thống tiên tiến hơn. Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của phòng không chiến lược là bảo vệ vùng công nghiệp tại Moskva trước một cuộc tấn công tên lửa trong trường hợp xảy ra cuộc chiến tranh hạt nhân toàn diện. Hệ thống phòng không phi chiến lược (NMD) được thiết kế thực hiện nhiệm vụ nhẹ nhàng hơn. Nó sẽ có thể đánh chặn các tên lửa đạn đạo và hành trình với tầm hoạt động vài trăm kilomet. Trước hết, đó chính là tên lửa chiến thuật ATACMS của Mỹ, được đưa vào hoạt động từ năm 1991. Phạm vi tác xạ thay đổi từ 140 — 300 km trong các phiên bản đầu tiên cho tới 400-500 km sau này.
Các chỉ số như vậy đã được so sánh với khả năng của tên lửa chiến thuật Iskander của Nga. (Các nhà phân tích quân sự Mỹ đã đề xuất với Lầu Năm Góc triển khai những tên lửa này ở Ba Lan và nhắm vào quân đội Nga ở Kaliningrad). Tuy nhiên, tên lửa đạn đạo tầm ngắn ngày nay có thể được sản xuất ở Trung Quốc, Pakistan, Iran, Ấn Độ và CHDCND Triều Tiên. Bình Nhưỡng đã bán thiết bị này đến Ai Cập và Arabia Saudi. Nếu một vũ khí như vậy rơi vào tay những kẻ khủng bố hay bất kỳ nhóm cuồng tín điên rồ nào khác, thì miền Nam nước Nga có thể nằm trong phạm vi hoạt động của chúng.
Hiện vẫn chưa rõ khi nào và tại đâu hệ thống NMD được triển khai, bao gồm những thành phần nào. Nói chung Bộ Quốc phòng Liên bang Nga đã có mọi thứ cần thiết cho việc này.
"Trong lực lượng vũ trang Nga có đầy đủ các phương tiện để tiêu diệt các mục tiêu trên không như: Tor-M2, Buk-M2 và Buk-M3, S-300V4, S-300PMU2, S-400", tổng biên tập tạp chí "Kho vũ khí của Tổ quốc" Victor Murakhovsky nói với Sputnik. "Nhưng ở đây chúng ta đang nói về việc tạo ra một hệ thống rẻ hơn: có độ chuyên môn cao, nhỏ gọn, được thiết kế để đánh chặn các mục tiêu đạn đạo và hành trình ở khoảng cách tương đối ngắn."
Chuyên gia nhấn mạnh rằng hệ thống NMD mới không nhất thiết phải có tính di động cao, mà chỉ cần có thể "vận chuyển"; được chất lên xevới một đầu kéo, đưa vào vị trí, dỡ xuống, khởi động. Điều này đơn giản hóa công việc thiết kế và giảm giá thành. Các thành tố như radar với ăng-ten mảng pha, hệ thống điều khiển tự động tên lửa phòng không, đã thành công trong việc thực hiện nhiệm vụ chiến đấu.
Hệ thống tên lửa phòng không có thể trở thành yếu tố cơ bản của tổ hợp NMD cũng đã có. Đó là Vityaz S-350: trên ba khung gầm xe chuyên dụng BAZ lắp đặt dàn phóng với 12 quả tên lửa, radar đa hướng và điểm chỉ huy. Đạn được sử dụng bao gồm cả tên lửa phòng không tầm trung (giống như S-400) và tên lửa tầm ngắn. Hệ thống S-350 sẽ được trang bị trước cuối thập kỷ này.