Nghị định mới trên thực tế làm rõ đạo luật của CHND Trung Hoa về an ninh mạng, văn kiện vốn đã gây rất nhiều tranh cãi giữa các đại diện kinh doanh Internet.
Đạo luật an ninh mạng đi vào hiệu lực hồi mùa hè năm ngoái hướng dẫn tất cả các nhà tổ chức phổ biến thông tin trên Internet, cũng như bất kỳ công ty nào khác kể cả công ty nước ngoài, lưu trữ dữ liệu của người dùng Trung Quốc trên lãnh thổ CHND Trung Hoa. Chính vì thế, để không mất thị trường Trung Quốc rộng lớn, hãng Apple chẳng hạn đã phải đồng ý chuyển giao khóa mã hóa và dữ liệu của người dùng trên iCloud Trung Quốc cho công ty địa phương là Cloud Big Data Industry đặt ở tỉnh Quý Châu. Kể từ tháng 10 năm ngoái, các quy định mới về tính ẩn danh của Internet cũng có hiệu lực. Cụ thể, bắt buộc các nhà tổ chức phổ biến thông tin, quản trị blog và mạng xã hội phải xóa mọi nội dung do người dùng ẩn danh để lại. Ngoài ra, cấm đăng ký tài khoản của những người dùng mới nếu không trình chứng minh thư xác nhận nhân thân.
Nghị định hiện nay do Bộ Công an ban hành có giải thích cách tuân thủ luật pháp. Theo nghị định, các nhân viên thực thi pháp luật có thể tự do ra vào không gian văn phòng và tiếp cận các thiết bị của cơ sở phổ biến thông tin trên Internet, các nhà cung cấp dịch vụ Internet và nhà cung cấp dịch vụ nối mạng (ISP). Công an có thể kiểm tra xem công ty có nhận dạng và đăng ký người dùng theo chứng minh thư hay không, có lưu trữ dữ liệu và nhật ký hoạt động của người dùng trên mạng hay không, công ty có đủ nhân viên hayn không để liên tục theo dõi các nội dung nhằm ngăn chặn phân phối thông tin "không mong muốn" hoặc bất hợp pháp. Ngoài ra, các cơ cấu thực thi pháp luật có quyền giám sát từ xa các sơ hở của mạng các nhà cung cấp dịch vụ Internet và nhà tổ chức phổ biến thông tin, cũng như tiến hành kiểm tra đột xuất.
Làm thế nào để có thể kiểm tra thường xuyên — trong văn kiện không thấy nói tới. Tuy nhiên, tài liệu thông báo rằng trọng tâm chú ý đặc biệt của cán bộ thực thi pháp luật là những công ty đã bắt đầu làm việc chưa đầy một năm qua cũng như những công ty mà trong vòng hai năm qua xảy ra vấn đề với an ninh mạng. Theo dữ liệu của Nikkei Asian Review, hàng loạt công ty Nhật Bản phàn nàn về những cuộc kiểm tra quá thường xuyên đến đơn vị của họ ở Thượng Hải và Quảng Châu. Như vậy đối với môi trường kinh doanh những biện pháp mới khó có thể được gọi là tích cực và xây dựng. Mặt khác, đây là mức giá cưỡng bức buộc phải trả ra để đấu tranh chống các nội dung bất hợp pháp và để đảm bảo an ninh trên Internet, — như một nguồn tin từ Seemmo Technology của Trung Quốc nói với Sputnik.
"Các biện pháp này hướng tới những mối đe dọa nào? Trước hết, phục vụ cuộc chiến chống những nội dung khiêu dâm, cuộc chiến chống nội dung đe dọa an toàn và ổn định xã hội, cuộc chiến chống nội dung khủng bố và cực đoan. Mà nói chung, tôi cho rằng các nhà phân phối nội dụng cần phải chịu trách nhiệm về an ninh trên Internet. Vì vậy, biện pháp này nhằm mục đích đảm bảo rằng họ nhận trách nhiệm về điều đó".
Các doanh nghiệp Internet Trung Quốc chắc là sẽ buộc phải đầu tư cho các biện pháp tăng cường an ninh mạng, và thích nghi với những đòi hỏi mới của cơ cấu thực thi pháp luật. Mặt khác, chính nhờ luật an ninh mạng buộc các công ty lưu trữ dữ liệu trên lãnh thổ Trung Quốc, mà nền kinh tế của hàng loạt tỉnh thành bắt đầu thăng hoa. Chẳng hạn, tỉnh Quý Châu vốn thuộc loại nghèo nhất thì hiện nay đang trở thành trung tâm dữ liệu toàn Trung Hoa. Trong ba năm lại đây, đầu tư vào lĩnh vực CNTT ở Quý Châu đã tăng đến 378%. Kết quả là, vào đầu năm 2018, Quý Châu đã trở thành một trong số ít các tỉnh của Trung Quốc phô trương tốc độ tăng trưởng GDP hai con số.