Hành động của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ hối thúc Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá nhân dân tệ như thế nào đó để làm giảm các ảnh hưởng tiêu cực của việc tăng thuế đối với các nhà xuất khẩu, giá trị đồng tiền Trung Quốc sẽ giảm, cũng như đồng tiền của các nước đang phát triển khác cũng giảm. Nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng đều đặn. Thêm vào đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiến hành cải cách thuế, dẫn đến việc phát hành thêm vốn. Trong điều kiện như vậy, có nguy cơ nền kinh tế tăng trưởng quá nóng. Và tăng lãi suất là sự điều chỉnh khá hợp lý để tránh những tác động tiêu cực.
Để không phải điều chỉnh lại đường hướng phát triển, các quốc gia khác cần phải tăng lãi suất một cách tương xứng. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng có thể. Trung Quốc không thể tăng lãi suất, vì trong điều kiện của một cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ, nền kinh tế có thể chậm lại và việc thắt chặt chính sách tiền tệ cản trở hoạt động kinh doanh và tăng trưởng. Tình hình tương tự ở Thổ Nhĩ Kỳ, nước này đã hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm do lãi suất thấp. Cũng không thể nói rằng nền kinh tế Indonesia đã sẵn sàng cho việc thắt chặt nguồn cung tiền. Ngân hàng Nga vào giữa tháng 9 đã buộc phải tăng lãi suất cơ bản lên 0,25 phần trăm để ngăn chặn sự sụp đổ của đồng rúp. Trong một khỏang thời gian, điều này là có lợi. Nhưng về lâu dài, còn rất ít chỗ để xoay xở. Kết quả là xuất hiện quá trình mất giá các loại tiền tệ quốc gia một cách hoàn toàn tự nhiên.
Cáo buộc của Mỹ đối với một số nước về việc định giá thấp các loại tiền tệ có vẻ kỳ lạ còn vì đối với hầu hết các nước đang phát triển sự mất giá tiền tệ là không có lợi. Ví dụ như Trung Quốc vẫn là nhà nhập khẩu lớn nhất các nguồn năng lượng, giá được tính bằng đô la. Vì vậy, sự sụp đổ đồng nhân dân tệ sẽ làm giá năng lượng ở Trung Quốc đắt hơn. Điều này hoàn toàn không phù hợp, trong khi sự tăng trưởng kinh tế đã chậm lại. Hay hãy xem Ấn Độ, một phần lớn dân số tham gia vào nông nghiệp. Việc tăng giá đồng đô la dẫn đến giá nhiên liệu diesel cao hơn, và nông dân Ấn Độ hiện nay đã phàn nàn về điều đó. Ngay cả Nga cũng cảm thấy ảnh hưởng. Tỷ giá hối đoái đồng rúp so với đô la là quá thấp, nếu tính đến giá dầu hiện tại.
Vấn đề ở chỗ là đối với các nước đang phát triển, cả việc tăng lãi suất và mất giá của đồng tiền quốc gia đều có rủi ro ngang nhau. Cả hai đều có thể làm tăng trưởng kinh tế suy giảm nghiêm trọng. Do đó, từ "dedollarization" (chống đô la hóa) ngày càng được nghe thấy trên thế giới. Thật kỳ lạ tại sao giá của tất cả các nguồn tài nguyên quan trọng nhất trên thế giới được tính qua đồng đô la. Ngay cả Liên minh châu Âu cũng bất bình. Người đứng đầu Ủy ban châu Âu, Jean-Claude Juncker, cho biết: "Thật vô lý khi Châu Âu trả 80% lượng nhập khẩu năng lượng (300 tỷ euro một năm) bằng đô la Mỹ, mặc dù chỉ có 2% nhập khẩu năng lượng là từ Mỹ. các công ty thì mua máy bay châu Âu bằng đô la, không phải euro". Trung Quốc cũng cảm thấy sự phi lý, nơi đồng đô la thâm nhập ngay cả vào các tiêu chuẩn kinh tế trong nước, chuyên gia Trung tâm Chiến lược Tài chính tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc Zhang Ning nói với Sputnik.
"Cơ quan quản lý nhà nước về kiểm soát tiền tệ của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã xác định rằng các cá nhân ở Trung Quốc có thể mua các loại ngoại tệ không quá 50 nghìn đô la Mỹ quy đổi mỗi năm. Và điều này áp dụng cho việc mua bất kỳ loại tiền tệ nào. Nghĩa là mọi giao dịch ngoại hối sẽ tự động được quy đổi sang đô la, do đó tăng cường vị thế của nó. Tại sao, ví dụ không quy đổi những hạn chế này sang nhân dân tệ, rằng trong một năm bạn có thể mua lượng ngoại tệ quy đổi không phải là 50 nghìn đô la, mà là 350 nghìn nhân dân tệ? "
Trung Quốc, tất nhiên đang cố gắng từ bỏ đồng đô la trong các khoản thanh toán quốc tế. Nước này đã khai trương giao dịch dầu mỏ trong tương lai bằng đồng nhân dân tệ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu khối lượng giao dịch bằng nhân dân tệ có đủ để trở thành một thay thế chính thức cho chỉ số Brent WTI hiện có hay không. Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc đang cố gắng thu hút các nhà đầu tư bằng sản phẩm của mình. Họ miễn trừ thuế thu nhập với các nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dầu mỏ có kỳ hạn bằng đồng nhân dân tệ. Các nhà môi giới nước ngoài cũng không phải trả thuế thu nhập hoa hồng nhận được do các giao dịch với hợp đồng tương lai mới.
Hỗ trợ mong muốn của Trung Quốc thực hiện việc dedollarization (chống đô la hóa) là nước Nga. Ngay từ năm 2014, một thỏa thuận về hoán đổi tiền tệ giữa đồng rúp và nhân dân tệ trị giá 150 tỷ nhân dân tệ (1,5 nghìn tỷ rúp) đã được ký kết và sau đó được mở rộng. Như vậy cả hai nước đều có được khả năng tiếp cận việc thanh khoản bằng tiền của nước kia, bỏ qua sự cần thiết phải mua lại trên thị trường ngoại hối. Tuy nhiên một sơ đồ như vậy chỉ hoạt động giữa các quốc gia có khối lượng giao dịch thương mại lớn và quan trọng nhất là sự cân bằng.
"Nếu không, một bên sẽ có thặng dư ngoại tệ của một quốc gia khác, mà không biết phải chi tiêu vào đâu. Những người phản đối việc dedollarization xem vấn đề này là lý do chính. Và nếu một trong các bên giao dịch áp đặt vào một loại tiền tệ thanh toán nhất định, thì họ nên nhận về phía mình tất cả các rủi ro liên quan đến biến động tỷ giá hối đoái, làm tăng chi phí giao dịch. Do đó sẽ không thể nhanh chóng từ bỏ đồng đô la trong các giao dịch, mặc dù trong dài hạn một sự chuyển đổi dần dần là cần thiết", Zhang Ning — chuyên gia Trung tâm Chiến lược Tài chính tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc — cho biết.
"Tôi cho rằng nói chung đây là một kế hoạch rất hợp lý. Ví dụ Trung Quốc đang cố gắng chuyển giao dịch thương mại các sản phẩm dầu mỏ sang đồng tiền quốc gia, áp dụng giao dịch tương lai dầu mỏ bằng nhân dân tệ. Nhưng giá cho hầu hết hàng hóa trong thương mại quốc tế vẫn được tính bằng đô la. Đây là một quá trình chuyển tiếp dài hạn đòi hỏi sự gia tăng ảnh hưởng của tiền tệ thay thế tại các thị trường mới nổi và sự phát triển nền kinh tế của họ. Tất cả điều này đều không thể đạt được một cách nhanh chóng".
Tuy nhiên, đã có một số tiến bộ chiều theo hướng này. Với sự bao gồm của đồng nhân dân tệ trong rổ SDR, tỷ trọng đồng tiền Trung Quốc trong dự trữ của các quốc gia khác nhau dần tăng lên. Hiện giờ tỷ trọng tiền Trung Quốc trong tài sản của các ngân hàng trung ương đạt 1,39%, trong khi cuối năm 2016 con số này chỉ là 1,08%. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài của cổ phiếu loại A Trung Quốc đã tăng từ 3 đến 3,5% trong sáu tháng. và đạt 174,9 tỷ đô la. Gần một nửa số ngân hàng Trung Quốc tham gia SWIFT, trong khi họ cũng phát triển hệ thống thanh toán qua ngân hàng CIPS của riêng mình. Kết quả là, tỷ trọng nhân dân tệ trong các giao dịch trên thế giới hiện đạt 2%.