Trước hết, đây là chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ trong vòng một năm, một trường hợp đặc biệt trong thực tiễn ngoại giao. Thứ hai, định hướng địa lý của chuyến đi là miền Nam CHXHCN Việt Nam, thậm chí cuộc gặp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch đã được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, chứ không phải ở thủ đô. Thứ ba, chuyến viếng thăm Biên Hòa, một địa điểm mà trong những năm Mỹ xâm lăng chống lại nhân dân Việt Nam, là căn cứ không quân lớn nhất của Hoa Kỳ, gợi lên một số kỷ niệm đáng ngại.
Đất trong khu vực Biên Hòa vẫn nhiễm chất độc màu da cam cho tới nay. Người ta cho rằng mức độ ô nhiễm cao gấp 1000 lần bình thường. Phía Việt Nam đã nhiều lần đặt câu hỏi cho người Mỹ về việc làm sạch lãnh thổ này khỏi dư lượng các chất độc hại. Chính phủ Hoa Kỳ năm ngoái đã chính thức đồng ý với điều này. Và thậm chí tính toán chi phí của hoạt động này — 390 triệu đô la. Nhưng để số tiền đó được phân bổ từ ngân sách, thì quốc hội phải phê chuẩn hoạt động này.
Về những lý tưởng cao cả mà người Mỹ hướng tới, có thể tranh luận. Nếu Mỹ là một nước nhiệt thành và muốn giúp đỡ nhân dân Việt Nam từng chịu đựng trong chiến tranh, thì tại sao các tòa án Hoa Kỳ trong suốt 15 năm qua đã từ chối chấp nhận đơn kiện của người Việt Nam chống lại các công ty Monsanto, Dow Chemical, sản xuất chất độc cho quân đội Mỹ và do đó liên quan đến tội ác. Các vụ kiện của những cựu chiến binh người Mỹ bị ảnh hưởng chất độc da cam trong cuộc chiến tranh của đã được tòa án thụ lý và ra lệnh cho công ty trả hàng tỷ tiền bồi thường cho nạn nhân. Người Việt Nam khuyết tật bị từ chối bồi thường. Đây có phải là công bằng hay không?