Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.
Lúc 10 giờ 20 phút sáng nay, sau khi nghe báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội và giải trình, tiếp thu ý kiến của các đại biểu về dự kiến nhân sự bầu Chủ tịch nước, Quốc hội đã tiến hành bầu Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín. Sau khi công bố kết quả kiểm phiếu bầu Chủ tịch nước, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày dự thảo Nghị quyết bầu Chủ tịch nước để các đại biểu Quốc hội thông qua bằng hình thức biểu quyết. Ngay sau đó, tân Chủ tịch nước sẽ tuyên thệ trước Quốc hội và đồng bào, cử tri cả nước.
Sau khi công bố kết quả kiểm phiếu bầu Chủ tịch nước, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày dự thảo Nghị quyết bầu Chủ tịch nước để các đại biểu Quốc hội thông qua bằng hình thức biểu quyết. Ngay sau đó, tân Chủ tịch nước sẽ tuyên thệ trước Quốc hội và đồng bào, cử tri cả nước.
Trước đó, theo tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đọc trước Quốc hội vào cuối phiên họp chiều qua, 22.10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giới thiệu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đại biểu Quốc hội khóa 14 được Ban Chấp hành T.Ư Đảng thống nhất rất cao giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016 — 2021.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14.4.1944, quê quán tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội. Ông là cử nhân ngữ văn, Đại học Tổng hợp (cũ), tiến sĩ Chính trị học (chuyên ngành xây dựng Đảng), học hàm giáo sư.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng đảm nhận các chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, Phó bí thư Thành ủy Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị phụ trách công tác tư tưởng — văn hóa và khoa giáo của Đảng; Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư, Chủ tịch Hội đồng lý luận T.Ư; Bí thư Thành ủy Hà Nội; Chủ tịch Quốc hội.
Tại hội nghị lần thứ nhất, Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XI, tháng 1.2011, ông được bầu làm Tổng bí thư Ban Chấp hành T.Ư Đảng. Tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII, ông tái đắc cử Tổng bí thư Ban Chấp hành T.Ư Đảng từ ngày 27.1. 2016.