Trung Quốc và Bhutan có thể thiết lập quan hệ ngoại giao

CC BY-SA 2.0 / Christopher Michel / Tu viện "Hang hùm" ở Bhutan
Tu viện Hang hùm ở Bhutan - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mối quan hệ của Bhutan với Trung Quốc sẽ phát triển, đồng thời không gây hại cho mối quan hệ của đất nước này với Ấn Độ. Các chuyên gia đưa ra dự báo như vậy trong cuộc phỏng vấn với Sputnik sau khi báo chí công bố kết quả cuộc bầu cử quốc hội ở Bhutan.

Các chuyên gia không loại trừ khả năng Bhutan và Trung Quốc sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao, tuy nhiên,  họ thừa nhận rằng, nếu trong khu vực xảy ra bất kỳ thay đổi nào thì điều đó sẽ gây ra mối quan ngại của Ấn Độ.

Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 18 tháng 10 ở Bhutan, đảng trung tả Druk Nyamrup Tshogpa (DNT) đã giành phần thắng. Đảng này đã chiếm 30 ghế tại quốc hội gồm 47 đại biểu. Hãng thông tấn Associated Press đưa tin này dựa theo Ủy ban bầu cử. Đối thủ chính của họ — đảng Druk Phuensum Tshogpa  (DPT) có 17 ghế. So với cuộc bầu cử năm 2013, đảng DPT tụt xuống vị trí thứ ba.

Trong cuộc bầu cử năm 2013, đảng DNT đã bị thua vào cuối chiến dịch tranh cử. Đảng Druk Nyamrup Tshogpa đã tham gia tranh cử dưới khẩu hiệu giải quyết vấn đề biên giới với Trung Quốc, để trong tương lai thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh. Nhưng, các lực lượng ủng hộ Ấn Độ đã có thể thuyết phục cử tri nghiêng về đảng Druk Phuensam Tshogpa. Sau đó các nhà quan sát chính trị đã lưu ý rằng, điều này không thể xảy ra nếu không có sự ủng hộ của Vua Bhutan.

Song, trong 5 năm qua, đảng cầm quyền không đạt được thành tựu đáng kể nào để vượt qua sự lạc hậu kinh tế và sự nghèo đói của dân chúng. Kết quả là, các khẩu hiệu trong cuộc vận động bầu cử của đảng trung tả hứa sẽ đa dạng hóa nền kinh tế và giảm sự chênh lệch về thu nhập đã dẫn đảng DNT đến thắng lợi. Cơ sở của nền kinh tế Bhutan là ngành thủy điện, trong khi đó ngành này không mang lại lợi nhuận. Ngành thủy điện chiếm tới 80% tổng số nợ nước ngoài của đất nước này, mặc dù Ấn Độ là người cho vay lớn nhất và là người nhận điện năng lớn nhất. Đồng thời, một phần ba hàng tiêu dùng nhập khẩu của Bhutan đến từ Trung Quốc.

Theo ông Yang Mian, một chuyên gia phân tích chính trị của Trung tâm Quan hệ Quốc tế thuộc Viện Truyền thông Trung Quốc, những thay đổi chính trị ở Bhutan sẽ giúp phát triển mối quan hệ của đất nước này với Trung Quốc:

"Bây giờ đảng chính trị thân Ấn Độ đã mất đa số ghế trong hạ viện. Đảng DNT không định hướng vào Ấn Độ đã lên nắm chính quyền. Ở một mức độ nhất định, điều này có thể thúc đẩy quá trình phát triển quan hệ giữa Trung Quốc và Bhutan. Trong khi đó, theo tôi, Ấn Độ sẽ không mất tầm ảnh hưởng truyền thống của họ ở Bhutan. Chắc là Ấn Độ sẽ sử dụng tất cả các phương tiện để bảo vệ lợi ích của họ ở Bhutan. Tuy nhiên, tình hình chính trị đã hình thành ở Bhutan sau thắng lợi của đảng chính trị không định hướng vào Ấn Độ là một yếu tố thuận lợi cho sự phát triển mối quan hệ với Trung Quốc. Tuy nhiên, nên nghiên cứu kỹ lưỡng tình hình hiện nay để dự đoán về khả năng hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao trong tương lai".

Bà Tatyana Shaumyan, một chuyên gia tại Viện Đông phương học (Viện Hàn lâm khoa học Nga) không loại trừ khả năng Bhutan và Trung Quốc sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao sau khi Bhutan bầu nội các chính phủ mới. Ông Lotay Tshering sẽ trở thành Thủ tướng tiếp theo của Bhutan. Rất có thể, Trung Quốc sẽ đưa ra điều kiện tiên quyết Bhutan nên giải quyết vấn đề biên giới để loại trừ khả năng lặp lại tình hình tương tự như cuộc xung đột Doklam vào mùa hè năm ngoái. Chuyên gia lưu ý:

"Rất có thể Trung Quốc và Bhutan sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao bởi vì Bhutan là hàng xóm của Trung Quốc. Nhưng, vào những năm đầu độc lập,  Ấn Độ và Bhutan đã ký kết hiệp ước hữu nghị. Văn kiện quy định rằng, Ấn Độ chịu trách nhiệm về tất cả các mối quan hệ đối ngoại của Bhutan và bảo vệ biên giới của quốc gia này. Hiệp ước này là một phần trong chính sách của Ấn Độ nhằm bảo vệ đường biên giới và củng cố vị trí của mình trong khu vực Himalaya. Khi đó Ấn Độ đã ký hiệp ước hòa bình và hữu nghị với Nepal và hiệp ước bảo hộ với Sikkim. Tất nhiên, Ấn Độ có lý do để thể hiện sự lo lắng, nhưng, tôi không nghĩ rằng, trong khi Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng ở Bhutan, mối quan hệ của Ấn Độ với Bhutan có thể xấu đi, bởi vì mối quan hệ này được xây dựng trên nền tảng kinh tế và chính trị vững chắc".

Đồng thời, cuộc xung đột gần đây giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong khu vực Doklam trên biên giới với Bhutan cho thấy rằng, tình hình ở phần này của lục địa châu Á dễ bị tổn thương. Nên ngăn ngừa rủi ro tiềm tàng tái diễn xung đột, và cả hai bên đều rất muốn giải quyết vấn đề biên giới.

Các chuyên gia không loại trừ rằng, nhờ những nỗ lực của vương quốc Himalaya để giảm sự phụ thuộc vào đồng minh truyền thống Ấn Độ và thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc sẽ xuất hiện một định dạng mới để giải quyết các vấn đề biên giới — cuộc tham vấn song phương Trung Quốc-Bhutan. Đồng thời, các nhà quan sát cho rằng, không có lý do nào để Ấn Độ không đồng ý với việc Bhutan và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao, bởi vì sự kiện chính trị quan trọng này phục vụ lợi ích chung. Kể cả lợi ích cơ bản của Bhutan — đảm bảo an ninh, hòa bình và môi trường kinh doanh thuận lợi.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала